Bài viết hôm nay mình tổng hợp lại những tác vụ bạn cần làm sau khi thuê xong một máy chủ Linux.
CheckList này sẽ giúp bạn mới làm quen với VPS có thể hình dung những việc mình cần làm. Từ đó bạn có một máy chủ Linux vừa bảo mật lại có hiệu suất tốt.
Nếu bạn đang sử dụng shared host, xem cách chuyển host từ shared sang VPS ở đây.
Chúng ta cùng bắt đầu thôi.
1. Kết nối với máy chủ
Sau khi thuê Shared Host, việc đầu tiên bạn thường làm là đăng nhập cPanel. Còn đối với VPS việc đầu tiên chính là kết nối với máy chủ.
Để kết nối với máy chủ Linux bạn cần một công cụ gọi là SSH Client. Mình khuyên bạn nên chọn MobaXTerm. Nó miễn phí và có đủ các tính năng tiện ích cần có như sftp giúp bạn upload, chỉnh sửa file không cần thao tác dòng lệnh.
Có thể bạn biết rồi mình cũng muốn đề cập lại. Kết nối với máy chủ bạn cần địa chỉ IP, mật khẩu của user root, user đặc biệt có toàn quyền trong Linux.
Thông tin này bạn dễ dàng có được trong màn hình quản lý VPS của các nhà cung cấp.
Sau khi kết nối lần đầu tiên với máy chủ Linux, bạn cần cập nhật máy chủ với câu lệnh sau:
CentOS
1 |
yum clean all && yum update -y |
Ubuntu:
1 |
apt-get update && apt-get -y upgrade |
2. Bảo mật kết nối SSH với máy chủ
Thông thường kết nối với máy chủ như trên sẽ theo dạng mật khẩu. Vì user mọi người đều biết được là root. Do vậy đăng nhập kiểu này không bảo mật. Hacker có thể tấn công dò mật khẩu.
Bạn nên kết nối bằng SSH Keys như hướng dẫn bài này. Hình thức nâng cao hơn là không dùng tài khoản root nữa như hướng dẫn bài này.
3. Thiết lập timezone cho chuẩn
Tiếp theo bạn cần thiết lập timezone cho phù hợp với thời gian ở Việt Nam. Như vậy khi chạy cron job mới chuẩn được.
CentOS
Bạn chạy lệnh sau để thiết lập timezone về Việt Nam:
1 |
timedatectl set-timezone Asia/Ho_Chi_Minh |
Kiểm tra lai xem thiết lập đã thành công hay chưa bằng lệnh sau:
1 |
timedatectl |
Tiếp theo chúng ta cần đồng hóa NTP để giữ cho máy chủ hoạt động ổn định với các server khác.
Cài đặt NTP bằng lệnh sau:
1 |
yum install ntp |
Start server và enable service cho nó tự chạy khi server khởi động:
1 2 |
systemctl start ntpd systemctl enable ntpd |
Ubuntu
Bạn cấu hình lại package tzdata bằng lệnh sau:
1 |
dpkg-reconfigure tzdata |
Chọn khu vực châu Á:
Chọn Hồ Chí Minh:
Cài đặt NTP với câu lệnh sau:
1 |
apt-get install ntp |
Với Ubuntu NTP sẽ tự động chạy bạn không cần làm thêm gì cả.
4. Tạo swap file
Bạn cần tạo swap file như hướng dẫn tạo swap file. Lưu ý: Một vài dịch vụ VPS OpenVZ đã tạo sẵn cho bạn swap file do vậy bạn bỏ qua bước này.
5. Cài đặt web server, WordPress và chứng chỉ Let’s Encrypt
Dĩ nhiên đây là mục tiêu chính khi bạn thuê VPS. Có rất nhiều lựa chọn ở đây.
Nếu bạn cài CentOS cho VPS, bạn có thể tham khảo HocVPS hoặc VPSSIM
Nếu bạn cài đặt Ubuntu cho VPS, bạn tham khảo kịch bản EasyEngine.
Với bạn mới chuyển sang VPS, mình khuyên bạn chọn VPSSIM vì thân thiện với những bạn newbie.
6. Cài đặt tường lửa cho máy chủ Linux.
Kịch bản VPSSIM đã cài đặt cho bạn tường lửa CSF nên bạn bỏ qua bước này nếu bạn sử dụng VPSSIM. Ngược lại bạn có thể tham khảo cài đặt và cấu hình CSF.
7. Sao lưu VPS
Nhiều nhà cung cấp VPS cung cấp cho bạn dịch vụ sao lưu VPS. Ví dụ Vultr có thêm tùy chọn backup VPS 1$/tháng.
Cách khác bạn có thể tham khảo backup VPS lên Google Drive sử dụng Rclone.
Lời kết
Trên đây là những tác vụ bạn cần làm sau khi thuê thành công một máy chủ Linux.
Sau khi thực hiện xong những việc trên bạn sẽ có một máy chủ Linux và website WordPress bảo mật, tốc độ nhanh và ổn định.
Lưu ý: Với vấn đề gửi và nhận email trên VPS, tốt nhất bạn nên dùng dịch vụ bên ngoài như Yandex. Xem hướng dẫn Ở ĐÂY. Thiết lập server mail trên VPS thường phức tạp và có thể hoạt động không ổn định.
Nếu mình còn thiếu xót tác vụ quan trọng nào, bạn hãy góp ý thêm ở bình luận bên dưới.