WordPress là nền tảng phổ biến nhất để tạo website hiện nay.
Tuy nhiên bản thân WordPress cũng có một số vấn đề khiến bạn khó chịu.
May mắn với cộng đồng người sử dụng đông đảo những vấn đề này rất dễ giải quyết.
Đa phần chúng đều được xử lý thông qua plugin.
Bạn vẫn còn mới WordPress?
Vậy hãy tham khảo danh sách các vấn đề với WordPress cũng như cách giải quyết trong bài viết này.
1. Username trên bài viết.
Bạn có để ý:
Mặc định WordPress sẽ sử dụng username bạn tạo khi cài đặt WordPress để hiển thi như là tác giả của bài viết.
Điều này rõ ràng không tốt tẹo nào về vấn đề bảo mật. Thứ hai username thường không chuyên nghiệp lắm.
Do vậy bạn hãy thay đổi tên tác giả hiển thị ở bài viết như sau:
Đi tới Users -> Your Profile. Ở hộp dropdown của "Display name publicly as" chọn tên bạn muốn hiển thị ở đây.
2. Category Uncategorized
Mặc định WordPress sẽ để tất cả bài post của bạn ở trong thư mục có tên là "Uncategorized".
Mình đã có bài viết để giải quyết vấn đề này ở đây.
3. Hiển thi toàn bộ nội dung post ở RSS và trang Archives
Mặc định RSS Feed và trang archive sẽ hiển thị toàn bộ nội dung bài post.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
Để giải quyết vấn đề này, bạn đi tới Settings -> Reading. Ở "For each article in a feed show' bạn chọn "Summary".
4. Không có tùy chọn sao chép post hoặc page
Có những lúc bạn không muốn tạo post hoặc page từ đầu. Thay vì đó bạn sao chép từ những cái có sẵn.
Không may mắn. WordPress không có tùy chọn để bạn sao chép post hoặc page.
Để giải quyết vấn đề này, bạn tham khảo bài viết này của mình.
5. Cấu trúc file của Media Library
Như bạn đã biết, WordPress lưu giữ hình ảnh theo ngày tháng chứ không để chúng trong thư mục có tên có ý nghĩa.
Điều này làm cho bạn khó khăn trong tìm kiếm hình ảnh.
Dĩ nhiên có tinh năng tìm kiếm ở phần Media Library. Nhưng nếu bạn không nhớ chính xác tên hình ảnh thì sao?
Cách giải quyết vấn đề này là bạn cài đặt plugin Enhanced Media Library.
Lúc này bạn có thể tạo category cho tập tin đa phương tiện. Và bạn có thể lọc file theo chuyên mục bạn đã tạo.
Việc tìm kiếm file với plugin trở nên dễ dàng hơn hẳn.
6. Không có nút chia sẻ mạng xã hội
Các nút mạng xã hội giờ đây là phần không thể thiếu của bất kỳ website nào.
Tuy nhiên WordPress không có sẵn tùy chọn cho các nút mạng xã hội ở phần lõi.
Nhưng may mắn hầu hết các theme WordPress hiện giờ đều tích hợp nút mạng xã hội.
Nếu theme của bạn không có, hãy tham khảo bài viết plugin chia sẻ mạng xã hội của mình.
7. Plugin Hello Dolly
Mỗi khi cài đặt WordPress bạn lại thấy cái plugin Hello Dolly. Và nhiệm vụ của bạn chỉ là gỡ bỏ nó ra ngay sau khi cài đặt WordPress.
Nhớ xóa bỏ nó để tránh những rắc rối về mặt bảo mật.
8. Visual Editor
Visual Editor của WordPress còn khá hạn chế về tính năng.
Do vậy bạn nên cài đặt thêm một plugin giúp bạn có thêm nhiều tính năng khi soạn thảo bài viết.
Plugin phổ biến nhất chính là TinyMCE Advanced.
Tham khảo: Những plugin cần thiết cho WordPress.
9. Permalink
Permalink là địa chỉ đường dẫn bài viết trên website của bạn.
Thiết lập mặc định của WordPress là plain có định dạng như sau:
http://yourdomainname.com/?p=123
Định dạng này không thân thiện với SEO. Do vậy bạn hãy nên đổi lại định dạng như mình đề cập trong bài viết này.
10. Số lượng Revision
WordPress có hệ thống revision để lưu lại các phiên bản khác của bài viết. Như vậy bạn sẽ dễ dàng khôi phục lại bài viết về trạng thái trước kia nếu không may làm sai điều gì.
Tuy nhiên nếu số lượng revision quá cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ website. Bạn nên thay đổi lại số lượng revision như mình hướng dẫn ở đây.
11. Vấn đề bảo mật
WordPress là nền tảng phổ biến chính vì vậy nó cũng là đích ngắm của nhiều hacker.
Do vậy sau khi cài đặt WordPress, bạn nên cài thêm plugin để tăng cường tính bảo mật.
Tham khảo những bài viết sau:
12. Vấn đề tốc độ tải trang
Mặc định WordPress rất nhẹ. Nhưng website của bạn có thể sẽ trở nên nặng nề hơn khi bạn bắt đầu bổ sung nội dung, cài đặt plugin và theme.
Để tăng tốc độ website, bạn tham khảo bài viết này của mình.
13. Sao lưu website
WordPress không mặc định sao lưu website của bạn tự động. Bạn phải tự mình sao lưu webiste của bạn.
Cái này thì khá hiển nhiên rồi.
Để giải quyết vấn đề này bạn cài đặt theme plugin hay sử dụng các dịch vụ sao lưu.
Gợi ý cho bạn: Hướng dẫn backup và sao lưu WordPress với plugin UpdraftPlus.
Lời kết
WordPress mặc định sau khi cài vẫn chưa thực hoàn chỉnh.
Bạn cần làm một vài thứ để có một website ổn định và hoạt động mượt mà theo ý muốn.
Bài viết này đã đề cập đến những vấn đề thiết yếu nhất mà bạn nên giải quyết.
Khi làm việc với WordPress, vấn đề nào làm bạn khó chịu nhất và cách giải quyết của bạn là gì? Hãy chia sẻ ở phần bình luận bên dưới.
Yêu thích viết blog.