19 thủ thuật tăng tốc WordPress 2017

Theo KissMetrics, 47% người dùng hi vọng website của bạn tải trong 2 giây hoặc ít hơn. 

Từ lâu Google đã tuyên bố rõ ràng tốc độ website là một trong 200 yếu tố xếp hạng kết quả tìm kiếm. Matt Cutts từ Google đã giải thích rõ trong video này. 

Neil Patel, một bậc thầy về marketing trong một bài viết đã chứng mình thời gian tải website có ảnh hưởng đến ranking trong Google.

Brian Deal, chuyên gia SEO hàng đầu thế giới, trong bài viết nổi tiếng của mình cũng đã chứng mình rằng Page Loading Speed là yếu tố ranking mà 2 bộ tìm kiếm hàng đầu, Google và Bing, đang sử dụng. 

Rõ ràng, tốc độ website là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một website thành công. Một website có tốc độ rùa bò khó có thể thành công. Bởi cả người dùng và bộ máy tìm kiếm đều tránh xa những trang web như vậy. Bất kể nội dung của nó có tuyệt vời như thế nào. 

Hôm nay, chúng ta cùng xem xét tất cả những cách giúp bạn tăng tốc độ website WordPress. Với những cách chia sẻ trong bài viết này chắc chắn tốc độ website của bạn sẽ cải thiện nên rất nhiều. 

Hosting và themes là những yếu tố tiền đề để có một website có tốc độ tối ưu. 

Về hosting bạn có thể tham khảo Hawk Host. Dịch vụ hosting có nhiều tính năng mạnh mẽ cho tốc độ rất tốt. Bạn có thể tham khảo series bài viết về Hawk Host của mình về dịch vụ hosting ở đây.

Về theme bạn nên chọn theme có thiết kế đơn giản và code tốt. Ví dụ như các theme sử dụng framework Genenis hay theme từ MyThemeShop.

Chắc chắn bạn sử dụng công cụ GTMetrix hay Pingdom test các trang demo trước khi quyết định sử dụng bất kỳ theme nào. Cũng đừng quên công cụ test dữ liệu có cấu trúc của Goolge để đảm bảo theme structured data chuẩn.

Nếu bạn chưa biết về Structured data và tầm quan trọng của nó với SEO, đọc bài viết này

Trước khi đi vào những thủ thuật tăng tốc website, mình muốn show một vài kết quả tăng tốc cho một website demo gần đây của mình sử dụng GTMetrix Pingdom.

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách giám sát website WordPress

wp rocket 2

Kết quả trên GTMetrix trước khi tối ưu

tăng tốc WordPress 16

Tốc độ sau khi tối ưu

Bây giờ, chúng ta cùng đi vào các thủ thuật tăng tốc WordPress.

1. Xóa plugin không sử dụng

Mỗi plugin bạn cài đặt sẽ tăng thời gian tải của trang web. Do vậy, bạn hãy xóa bớt các plugin bạn không cần đến. Chú ý bạn nếu bạn đã deactive một plugin, hãy xóa nó luôn. Điều này giúp trang web của bạn tránh bị hacker dòm ngó.

Thêm nữa, bạn cần tìm ra plugin có thời gian tải lâu nhất. Từ đó bạn có thể xóa hay thay thế chúng. Ít nhất bạn cũng tìm ra cách giảm thiểu tác động của chúng lên tốc độ trải của trang.

Để tìm ra plugin có tốc độ tải chậm nhất, bạn có thể dùng plugin P3. Sau khi cài đặt, bạn vào Tools -> P3 Plugin Profiler -> Start Scan, chọn Auto Scan. Kết quả cho bạn biết plugin nào tải lâu nhất.

Một vài mẹo:

  • Deactivate và xóa plugin không sử dụng
  • Xóa plugin bạn chỉ sử dụng ở một thời điểm nhất định, giống như plugin P3 này. Khi nào cần bạn lại cài lại.
  • Nếu bạn cần thay thế plugin, hãy tìm plugin nhẹ hơn.
  • Chạy P3 mỗi khi cài plugin mới để đánh giá tác động của nó tới tốc độ của trang web.

2. Sử dụng pugin tạo cache

Sử dụng plugin tạo cache là cách nhanh nhất để cải thiện tốc độ tải trang. Như bạn đã biết mỗi khi trình duyệt yêu cầu một trang web, website sẽ truy cập vào cơ sở dữ liệu và thực thi code PHP để tạo kết quả trả về cho trình duyệt. 

Khi bạn dùng plugin tạo cache nó sẽ hiển thị nội dung đã lưu lại trong cache cho người dùng. Bạn thử đoán xem tốc độ hiển thị như thế nào? Gần như ngay lập tức. Bởi đơn giản nó không còn phải truy cập vào cơ sở dữ liệu và thực thi đoạn code PHP như bình thường. 

Bên cạnh đó nhiều plugin còn đóng gói rất nhiều tính năng cải thiện tốc độ như tải trễ ảnh, nén và tối ưu hóa các file tĩnh như CSS, Javascript hay HTML. 

Một vài plugin tạo cache bạn nên tham khảo:

  • WP Super Cache: plugin miễn phí phù hợp với shared host
  • W3 Total Cache: Plugin miễn phí phù hợp hơn với VPS 
  • Cache Enabler: một plugin cache đơn giản gọn nhẹ của KeyCDN
  • LiteSpeed Cache: plugin cache chuyên cho LiteSpeed server như Hawk Host
  • WP Rocket: plugin tạo cache trả phí và cũng là pugin tạo cache tốt nhất. Nó đóng gói nhiều tính năng tăng tốc độ website nhất. Chỉ cần cài một mình plugin này là website đã cải thiện rõ rệt. Bạn không cần phải cài đặt thêm các plugin khác. 

3. Tối ưu ảnh

Ảnh chiếm phần lớn pagesize của một trang web. Nếu bạn không tối ưu ảnh thì pagesize sẽ rất lớn. Dĩ nhiên điều này làm giảm tốc độ tải của trang web.

May mắn, có nhiều plugin miễn phí và trả phí giúp bạn tối ưu ảnh. Bên cạnh dó bạn cũng có thể chọn dịch vụ nén ảnh online. Cách làm này thủ công và tương đối tốn sức nếu bạn có nhiều ảnh. 

Mình tổng hợp tất cả các giải pháp nén ảnh ở bên dưới​ cho bạn tiện tham khảo và lựa chọn:

  1. ​ShortPixel
  2. EWWW Image Optimizer
  3. Compress JPEG & PNG (miễn phí cho đến 500 ảnh)
  4. WP Smush
  5. Compressor.io
  6. TinyPNG
  7. Optimus Image Optimizer
  8. Kraken Image Optimizer

Cá nhân mình hiện tại đầu tư vào dịch vụ ShortPixel và rất hài lòng về chất lượng nén ảnh, cũng như khoản giá cả. Mình thấy nó là có giá thành rẻ nếu bạn muốn đầu tư vào dịch vụ trả phí cho website của mình. Như mình chỉ bỏ ra khoảng 9$ và được nén hơn 10.000 ảnh dùng cũng khá thoải mái.

Mẹo cải thiện điểm trên GTMetrix

Trong trường hợp, bạn sử dụng plugin miễn phí mà không đạt được điểm tối đa cho phần này, bạn có thể chuyển sang phương pháp sửa thủ công. Bạn tải về ảnh tối ưu từ GTMetrix và tải lên trang web.

tang-toc-wordpress-4

Bây giờ tìm cái ảnh chưa tối ưu nằm ở đâu và thay thế bằng phiên bản tối ưu của GTMetrix. Cách này hơi tốn sức nhưng các plugin miễn phí không tối ưu ảnh hết mức được. Bởi vì nếu bạn muốn nén ảnh hiệu quả nhất  thì bạn phải dùng phiên bản trả phí. Về khoản trả phí thì như mình đã nói ShortPixel là một gợi ý tốt.

4. Giảm thiểu chuyển hướng

Nếu bạn thay đổi tên miền của bạn từ http sang https, hay từ www sang không có www, nhưng bạn vẫn có liên kết trên trang của bạn trỏ tới phiên bản cũ. Những liên kết như vậy sẽ gây ra việc chuyển hướng. Việc chuyển hướng cũng là yếu tố làm giảm tốc độ của trang web.

Để hạn chế tình huống này, bạn phải có định dạng liên kết ổn định ngay từ đầu. Cụ thể ngay từ khi cài đặt WordPress, bạn cấu hình địa chỉ URL mặc định ở phần Settings -> General. Ảnh dưới là ví dụ giao diện tiếng Việt. Nhưng chắc bạn biết cấu hình này.

tang-toc-wordpress-2

Nhưng nếu trang web đang tồn tại liên kết chuyển hướng, thì bạn phải thay đổi tất cả liên kết ở các trang, bài viết về dạng URL bạn đã cấu hình.

 Plugin Better Search & Replace Plugin sẽ giúp bạn tìm ra các liên kết cũ, và thay bằng dạng domain mới. Trước khi bắt tay vào thay đổi nhớ sao lưu cơ sở dữ liệu.

5. Plugin chia sẻ trên mạng xã hội nhẹ

Việc sử dụng plugin có chức năng giúp khách chia sẻ trang web của bạn lên mạng xã hội khá phổ biến hiện nay. Nhưng bạn cần biết rằng, những plugin này có thể làm cho WordPress trở nên ì ạch.

Bạn có thể kiểm tra ở tab Water trong GTMetrix để xem plugin mạng xã hội của bạn có làm giảm tốc độ trang web không. Nếu có, thì đây là một vài plugin chia sẻ mạng xã hội tương đối nhẹ bạn nên dùng:

  1. Social Media Feather
  2. WP Social Sharing
  3. Genesis Simple Share dành cho ai sử dụng theme Genesis

6. Defer parsing of Javascript

Đây là một mục trong báo cáo của GTMetrix. Nếu số điểm của bạn cho phần này rất thấp. Bạn có thể sử dụng Speed Booster Pack.

Speed Booster Pack là công cụ tốt nhất hiện giờ giúp bạn cải thiện kết quả trên GTMetrix. Thực sự nó là cải thiện tốc độ trang web rõ rệt.

Sau khi cài đặt plugin, bạn vào Settings -> Speed Booster Pack, bạn nên chọn tất cả tùy chọn để đạt được hiệu suất tối ưu nhất

tang-toc-wordpress-3

Như trên hình, plugin này giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến tốc độ:

Di chuyển script xuống phần footer

  • Tải JS từ thư mục của Google
  • Trì hoãn việc thông dịch mã Javasccript
  • Loại bỏ chuỗi truy vấn (query string)
  • Tải ảnh trễ để cải thiện tốc độ
  • Loại bỏ style Font Awesome nếu bạn có sử dụng.

Với những plugin tối ưu javascript, bạn nên kiểm tra xem hoạt động trang web của bạn có bị ảnh hưởng gì không nhé.

7. Add Expires Headers

Đây là một mục ở tab YSlow của GTMetrix. Phần này đa phần các trang web bị điểm thấp. Đa phần các plugin cache sẽ giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu chúng không làm việc bạn có thể thêm đoạn code sau vào đầu .htaccess ( nhớ sao file này trước khi sửa)

Lưu ý: Bạn cũng có thêm tham khảo plugin Far Future Expiry Header cho tính năng này.

## EXPIRES CACHING ##

ExpiresActive On
ExpiresByType image/jpg "access 1 year"
ExpiresByType image/jpeg "access 1 year"
ExpiresByType image/gif "access 1 year"
ExpiresByType image/png "access 1 year"
ExpiresByType text/css "access 1 month"
ExpiresByType text/html "access 1 month"
ExpiresByType application/pdf "access 1 month"
ExpiresByType text/x-javascript "access 1 month"
ExpiresByType application/x-shockwave-flash "access 1 month"
ExpiresByType image/x-icon "access 1 year"
ExpiresDefault "access 1 month"

## EXPIRES CACHING ##

Lưu ý: Khi bạn tham gia tiếp thị liên kết, họ thường cung cấp cho bạn banner với code có sẵn. Bạn chỉ copy code này trang web của bạn để tiếp thị. Một vấn đề với phương pháp này, ảnh cho banner thường lưu bên ngoài trang web của bạn. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ trang web khi phải mất thời gian để kết nối với trang bên ngoài để tải ảnh.

Ví dụ bên dưới mình bị rất nhiều ảnh banner của Masoffer (mạng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam) gây vấn đề “Add expires headers”.

tang-toc-wordpress-5

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tải ảnh banner về và upload lên trang web, và thay url của bên ngoài bằng url trên trang web của bạn.

Cách này đã giúp cho mình cải thiện tốc độ trang web lên rất nhiều.

8. Remove Query Strings from Static Resources

Đây cũng là lỗi mà nhiều trang web dính vào khi kiểm tra trên GTMetrix.

remove-query-string-from-static-resources

Như bạn đã biết, cache các nội dung tĩnh như CSS và Javascript là chìa khóa trong việc tăng tốc độ tải web. Chuỗi truy vấn (query string, URL với với phần cuối có ?, &) ngăn quá trình cache. Do vậy bạn nên giải quyết vấn đề để cải thiện tốc độ trang web.

Vậy cách nào giải quyết vấn đề này?

Đây là những giải pháp bạn có thể thử:

Giải pháp 1 

Nếu bạn đang dùng W3 Total Cache, đảm bảo rằng tùy chọn “Prevent caching of objects after settings change” không được chọn. Bạn có thể tìm thấy tùy chọn này ở Performance -> Browser Cache

thiet-lap-w3-total-cache-10

Nếu bạn đang dùng WP Rocket, chắc chắn mục Remove query string from static resource ở tab Advanced Options đã được tích. 

tăng tốc wordpress 2

Giải pháp 2

Nếu bạn biết code, bổ sung đoạn code sau đây vào file functions.php

function _remove_script_version( $src ){
$parts = explode( '?ver', $src );
return $parts[0];
}
add_filter( 'script_loader_src', '_remove_script_version', 15, 1 );
add_filter( 'style_loader_src', '_remove_script_version', 15, 1 );

Giải pháp 3

Bạn cài đặt plugin Speed Booster Pack. Như mình đã đề cập ở trên, plugin này có tùy chọn “Remove Query Strings” cũng giải quyết vấn đề này. 

Plugin thay thế: QueryString remover

9. Chạy WP-Optimize để xóa các file rác

Plugin WP-Optimize giúp bạn xóa thư mục spam, trackback và pingpacks, cũng như hàng ngàn phiên bản của bài post do cơ chế lưu trữ version của WordPress.

Chúng đều là file rác bạn nên định kỳ xóa.

Đầu tiên, bạn cài đặt plugin. Lúc này bạn có một menu mới có tên WP-Optimize. Click vào bạn sẽ nhìn thấy màn hình tùy chọn dọn dẹp như bên dưới:

tang-toc-wordpress-14

Những tùy chọn màu đỏ bạn chỉ chọn khi chắc chắn bạn hiểu ý nghĩa của nó. Tốt nhất, bạn nên sao lưu cơ sở dữ liệu trước khi dọn dẹp.

Một vài giải pháp thay thế: WP Rocket (tab Database), WP Sweep, WP-DbManager

10. Tắt tính năng trackbacks và pingbacks

Tính năng này giúp giao tiếp giữa các trang web. Nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến tốc độ của trang web. Mặc định WordPress kích hoạt chúng. Do vậy, bạn vào Settings -> Dicussion, và bỏ tùy chọn như bên dưới:

tang-toc-wordpress-6

11. Xóa bớt các theme không sử dụng

Khi bạn xây dựng website, bạn có thể cài đặt nhiều theme để chọn ra cái tốt nhất. Nhưng bạn nên chỉ giữ cái bạn đang sử dụng. Những cái không sử dụng bạn nên xóa đi.

Bạn sử dụng FTP, đi tới /wp-content/themes và xóa chúng đi. Bạn có thể sử dụng công cụ ManageWP để xóa theme dễ dàng.

12. Cache hình ảnh gravatar

Khi một người để lại một bình luận trên trang web của bạn, mỗi hình ảnh Gravatar của họ lại gửi một yêu cầu đến trang Gravatar. Hình dung có hàng ngàn người đăng bình luận trên trang web của bạn.

Chắc chắn tốc độ trang web sẽ chậm đi. Một plugin tốt nhất giải quyết vấn đề này là NIX Gravatar Cache.

Sau khi cài plugin, bạn vào Settings -> NIX Gravatar Cache. Và bật “Activate Cache Gravator” là xong.

tang-toc-wordpress-7

13. Kết hợp CSS và Javascript bên ngoài

Khi bạn kiểm tra tốc độ trang web trên Pingdom bạn có thể nhận thấy điểm rất thấp cho mục “Combine external CSS”.

Điều này là do bạn sử dụng nhiều file css riêng lẻ. Khi các file này được nhóm lại bạn sẽ cải thiện được tốc độ tải trang.

Một vài plugin có thể giúp bạn:

Lưu ý: Tính năng tối ưu và kết hợp các file CSS, Javscript có thể làm website của bạn hoạt động không đúng. Do vậy bạn cần test kỹ trước khi sử dụng. 

Mình đã từng sử dụng js-css-script optimizer và thấy rất hiệu quả. Sau khi cài, bạn vào Settings -> Script Optimizer để xem chi tiết cấu hình.

Cấu hình mặc định đã tối ưu rồi. Bạn chỉ cần chạy lại trang web xem có vấn đề gì không. Trong trường hợp của mình, mình phải chọn “Minify by Steve Clay” ở phần Javascripts Minifier để tránh một số chức năng trên trang web không hoạt động.

tang-toc-wordpress-9

Đọc thêm:

​Cách giảm kích thước file CSS và Javascript trong WordPress

Cách khắc phục render-blocking javascript and css trong WordPress​

14. Giảm độ trễ khi chuyển hướng

Khi bạn đánh địa chỉ website trong trình duyệt, giả sử http://yourdomain.com, một trong 2 thứ sau sẽ xảy ra.

Hoặc trang bạn sẽ được tải. Hoặc bạn sẽ trang sẽ chuyển hướng tới http://www.yourdomain.com. Nếu khả năng đầu xảy ra, bạn thử ngược lại, nhập vào http://www.yourdomain.com, bạn sẽ nhìn thấy nó chuyển hướng về http://yourdomain.com

Việc chuyển hướng như vậy có thể ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang. Pingdom đã chứng minh cho bạn thấy

tang-toc-wordpress-11

Trong hình trên mình đã check một trang web được cài đặt với địa chỉ có www (cấu hình trong Settings -> General). Do vậy khi kiểm tra Pingdom với phiên bản không có www, chuyển hướng xảy ra.

Vậy tại sao chuyển hướng lại lâu thế?

Thực tế WordPress chuyển hướng người dùng về phiên bản URL đúng chậm hơn rất nhiều so với host.

Do vậy, chúng ta cấu hình sự chuyển hướng này ở file .htaccess.

Để sửa lại file này, bạn FTP vào host, mở file .htaccess

Nếu trang web của bạn chuyển hướng tới www, hãy thêm đoạn sau:

RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www.
RewriteRule ^(.*)$ http://www.%{HTTP_HOST}/$1 [R=301,L]

Nếu trang web của bạn chuyển hướng tới không có www, hãy thêm đoạn sau:

RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^my-domain.com$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://my-domain.com/$1 [R=301,L]

Bạn nhớ sửa my-domain thành tên domain của bạn. Sửa xong và lưu lại file .htacess, bạn quay lại kiểm tra trên Pingdom. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả nhận được

tang-toc-wordpress-12

15. Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN - content delivery network)

CDN là mạng lưới server rải rác trên toàn thế giới. Chúng giúp cache nội dung tĩnh cho website của bạn. Do vậy website sẽ có tốc độ phản hồi cho những khách ở vị trí địa lý xa nơi đặt server mà bạn đang host website. ​

tăng tốc WordPress 17

Nếu website của bạn hướng tới người dùng trên toàn thế giới hoặc bạn mua hosting có location ở ngoài Việt Nam, dùng CDN gần như bắt buộc. CloudFlare là dịch vụ CDN mình khuyên bạn nên thử dùng. 

Còn nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ trả phí có thể tham khảo MaxCDN hay KeyCDN

16. Sử dụng Gzip 

Gzip là một kỹ thuật nén giúp giảm kích thước trang web, nhơ vậy mà tốc độ trang web được cải thiện. Hầu hết các plugin cache đã kích hoạt nén Gzip. 

Hoặc bạn có thể tự mình thêm đoạn code sau vào .htaccess​

AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript

17. Sử dụng kỹ thuật tải trễ (Lazy loading)

Tải trể ảnh hay video giúp giảm số lượng HTTP requests cũng là cách cải thiện tốc độ trang web. Nếu bạn dùng WP Rocket thì không cần cài thêm plugin khác vì nó đã tích hợp tải trể.

Nhiều theme hiện giờ như MyThemeShop cũng tích hợp sẵn chức năng tải trể ảnh. Nếu theme bạn không có tính năng này và bạn không dùng WP Rocket, đây là một vài plugin mà bạn có thể tham khảo:​

18. Giới hạn post revisions

Post revision giúp bạn dễ dàng khôi phục post về phiên bản trước đó. Nhưng duy trì quá nhiều post revision​ có thể làm chậm website của bạn. 

Bạn có thể dễ dàng giới hạn số lượng revision mà WordPress lưu giữ cho mỗi bài post. Đơn giản bổ sung dòng code sau vào file wp-config.php:​

define( 'WP_POST_REVISIONS', 4 );

19. Ngăn chặn image hotlinking

Nếu bạn tạo nội dung có giá trị, sớm hay muộn có thể nội dung của bạn bị người khách đánh cắp.

Một cách hay xảy ra là website khác hiển thị ảnh của bạn trực tiếp sử dụng URL của bạn thay vì upload lên host của họ. Kết quả là họ đánh cắp băng thông hosting của bạn.

Để xử lý tình huống này, mình đã có bài viết chi tiết về cách ngăn chặn image hotlinking.​

Fix lỗi: Parallelize downloads across hostnames & Serve static content from a cookieless domain

Khi bạn test tốc độ website của bạn trên một số cộng cụ như Pingdom, rất có thể website của bạn sẽ bị dính lỗi này. 

tăng tốc WordPress 19

Về lỗi này​, bạn có thể tham khảo hai bài viết tiếng anh: bài này và bài này. Về cơ bản lỗi này là do website của bạn tạo ra quá nhiều request đến tài liệu tĩnh như ảnh, javascript hay css. Trong khi đó trình duyệt chỉ hỗ trợ xử lý một số lượng kết nối nhất định đồng thời đến một domain.

Vì vậy nếu website của bạn tạo ra quá nhiều request sẽ dẫn tới tình trạng delay trong quá trình tải trang web. 

Một điểm nữa khi website bạn tạo request đến tài nguyên tĩnh thì không nên gửi theo cookie. Việc này là không cần thiết và cũng gây ảnh hưởng đến tốc độ website.

Để fix những lỗi này chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật domain sharding. Về chi tiết bạn xem lại 2 link mình đề cập ở trên để hiểu rõ hơn về kỹ thuật và ưu nhược điểm của nó. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách triển khai kỹ thuật này.

1. Tạo subdomain trong cPanel Hosting

tăng tốc WordPress 20

Bạn chỉ cần lưu ý phần Document Root bạn trỏ tới đúng thư mục source code của domain hay website bạn đang tối ưu. Ở đây mình đang tạo subdomain cho một add-on domain. 

Bạn phải đợi cho subdomain có thể truy cập được trên trình duyệt trước khi tiếp tục các bước sau​

2. Cập nhật DNS

Ở đây mình dùng CloudFlare làm DNS trung gian do vậy mình sẽ tạo ra một bản ghi CNAME cho subdomain như bên dưới:

tăng tốc WordPress 21

3. Cấu hình domain nhận cookie

Bạn ở file wp-config và thêm vào dòng code này. Thay yourdomain bằng tên domain của bạn

define(‘COOKIE_DOMAIN’, ‘www.yourdomain.com’);

4. Cấu hình plugin WP Rocket để sử dụng subdomain xử lý request tài nguyên tĩnh

Bạn đi tới màn hình phần CDN của màn hình cấu hình của plugin WP Rocket và thực hiện thay đổi như bên dưới. Lưu ý website của mình đã tạo 2 subdomain. Bạn nên giới hạn số lượng subdomain cho hợp lý. 

tăng tốc WordPress 22

Thế là xong. Bây giờ bạn chỉ cần test lại và xem thành quả của bạn. 

Lời kết

Như vậy bạn đã có trong tay nhiều giải pháp tăng tốc WordPress. Nếu bạn không thấy hài lòng với tốc độ website của bạn, hãy bắt tay vào tăng tốc nó thôi. 

Nếu bạn biết được kỹ thuật nào cải thiện tốc độ website WordPress một cách hiệu quả? Mình rất vui nếu như bạn có thể chia sẻ chúng ở phần comment bên dưới. 

Credit: icon made by free pik from www.flaticon.com