Hướng dẫn làm website WordPress chia sẻ file cho newbie

Tháng trước mình vừa start một website chia sẻ file có tên gọi CoderMaterial.

Đây là website mình chia sẻ tài liệu lập trình vì mình là dân lập trình mà. 

Mình biết:

Làm website WordPress chia sẻ file cũng là sự lựa chọn khá phổ biến của khá nhiều người.

Bởi nó tương đối đơn giản xét trên khía cạnh nội dung. Bạn đã có tích lũy một số file về chủ đề nào đó trong nhiều năm. Nay bạn muốn chia sẻ với mọi người.

Đơn giản bạn chỉ cần đăng bài viết giới thiệu về file bạn đang sở hữu. Có thể là đôi dòng giới thiệu và đánh giá về nó. 

Hơn thế bạn cũng có thể dễ dàng viết bài xung quanh chủ đề mà bạn chia sẻ file. Khi bạn đã tích lũy file về chủ đề đó đồng nghĩa bạn cũng am hiểu chút ít về nó. 

Viết nội dung này không phải là thách thức với bạn. Bạn cũng không lo cạn ý tưởng bài viết. ​

Vấn đề của bạn chỉ là:

Bạn không am hiểu nhiều về kỹ thuật và WordPress. Bạn cần một hướng dẫn làm website WordPress chia sẻ file. 

Nếu vậy, bài viết này mình sẽ chỉ cho bạn cách làm website WordPress chia sẻ file. Kèm theo mình cũng muốn trao đổi thêm về cách kiếm tiền với website này. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

Hướng dẫn làm website WordPress chia sẻ file

Bước 1: Mua tên miền, hosting, cài đặt WordPress, theme và plugin

Đây là những thứ đầu tiên bạn cần nếu bạn muốn xây dựng một website chuyên nghiệp thuộc bất cứ mảng nào. 

Trên blog này, mình nói nhiều về chọn mua domain, hosting. Do vậy mình chỉ liệt kê vài link cho bạn tham khảo. Mình có link tới mã giảm giá ở bên phải. 

Về domain, bạn nên chọn một trong hai nhà cung cấp hàng đầu thế giới: NamecheapGoDaddy. ​

Về hosting, bạn nên chọn một trong hai nhà cung cấp: A2Hosting và HawkHost. Mình đều có bài đánh giá về các dịch vụ hosting này, bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm nếu bạn quan tâm. 

Cài đặt WordPress bạn xem ở đây nếu bạn chưa biết. ​

Về theme cho website WordPress chia sẻ file, mình nghĩ bạn chỉ cần chọn theme cho blog là được rồi. Không cần theme đặc biệt với vố số tính năng không cần thiết làm gì. ​

Như trang ebooklaptrinh, mình chọn theme MyBlog của MyThemeShop.  Nếu bạn không muốn đầu tư vào theme trả phí, hãy tham khảo danh sách theme miễn phí ở đây.

Sau khi đã cài đặt theme, bạn chuyển sang cài đặt plugin. Mình đã có bài plugin phổ biến trong WordPress. 

Một vài plugin mà mình nghĩ cần có:

Askimet (xem hướng dẫn

Yoast SEO (xem hướng dẫn)

 WPForm (để tạo contact form), một plugin chia sẻ mạng xã hội nếu theme chưa có tính năng này

 WpDiscuz (plugin tăng sức mạnh cho hệ thống bình luận có sẵn của WordPress)

UpdraftPlus: plugin backup website. Xem hướng dẫn.

Một plugin cache để tăng tốc website. 

Một plugin nén ảnh

Plugin iThemes Security tăng bảo mật cho website của bạn. 

Pretty Link Lite: dùng để rút gọn cho chiến tiếp thị liên kết. Mình sẽ thảo luận thêm ở dưới. 

Khóa nội dung content locker: Cài này thích hợp nếu bạn có một số tài liệu có sức hút với độc giả. Trong trường hợp này bạn muốn độc giả phải chia sẻ bài viết trên mạng xã hội mới thấy link tải được.

Sau khi dựng xong trang web, bạn nhớ tạo silemap và submit lên Google như hướng dẫn ở đây. Bạn cũng cần cài Google Analytics để xem thống kê cho website.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách giám sát một website WordPress​

Bước 2: Xây dựng mô hình kiếm tiền và phát triển website

Xong bước 1.

Bạn đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Bây giờ chúng ta thảo luận kỹ hơn về mô hình phát triển và kiếm tiền cho website. 

Có thể bạn chỉ định xây dựng website chia sẻ file vì sở thích.

Nhưng tin mình đi: bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ website như vậy. 

Dĩ nhiên kiếm tiền online không đơn giản, nhưng hoàn toàn có thể nếu bạn kiên trì.

Do vậy bạn nên phát triển website với mindset kiếm tiền ngay từ đầu. Dĩ nhiên bạn vẫn cần cân bằng với việc cung cấp giá trị cho độc giả.

Nói chung các độc giả cũng biết bạn cần phải có tiền để phát triển website. Nên chẳng có gì phải ngần ngại khi có một vài hình thức kiếm tiền từ website chia sẻ file của bạn.

Vậy đâu là những hình thức kiếm tiền bạn chọn:

Thứ nhất, bạn có thể chọn rút gọn link kiếm tiền. ​Bạn tham khảo các dịch vụ rút gọn link kiếm tiền ở đây. 

Nếu traffic của bạn là người Việt Nam, hãy chọn 123link. Nó có rate cao nhất cho thị trường Việt Nam hiện giờ. 

Hình thức rút gọn link kiếm tiền cũng hơi oải nếu bạn mới làm website. Vì nó cần traffic tương đối nếu bạn muốn kiếm được tiền. 

Nhưng đây vẫn là hình thức dễ dàng nhất và rất phù hợp với website chia sẻ file.

Bên cạnh rút gọn link kiếm tiền, bạn có thể chọn kiếm tiền từ tiếp thị liên kết​. Hình thức này thì nhanh hơn có tiền hơn nhưng trái lại khó hơn so với rút gọn link ở trên. 

Về cơ bản, bạn chọn sản phẩm liên quan để chủ đề website để đặt banner, làm bài đánh giá hay đơn giản trỏ text link tiếp thị tới nơi bán hàng. 

Ví dụ bạn làm website chia sẻ file liên quan đến IELTS, bạn có thể chọn các chiến dịch khóa luyện thi IELTS bên Civi. Chỉ cần một vài đơn hàng là bạn đã có thu nhập đầu tiên từ kiếm tiền online làm động lực. 

Ngoài 2 hình thức trên, bạn cũng có thể bổ sung thêm kênh kiếm tiền từ quảng cáo như Adsense hoặc hình thức Native Ad nếu không đăng ký được AdSense. 

Native Ad bạn có thể tham khảo AdNow, PayClick. Những hình thức này cũng chỉ thích hợp khi website đã phát triển một thời gian và lượng traffic tương đối. 

Dĩ nhiên bạn cũng có thể chọn hình thức kiếm tiền nâng cao hơn như bán tài liệu. Nhưng hình thức này đòi hỏi bạn phải có uy tín một chút.

Về cách kiếm tiền từ website chia sẻ file là như vậy. 

Bây giờ chúng thảo luận về mô hình phát triển nội dung. Nếu bạn đã có tài liệu thì không có nhiều để bàn luận. 

Trong trường hợp bạn chỉ có ý tưởng về website mà chưa thực sự có tài liệu nào để chia sẻ.

Không sao.

Bạn có thể tận dụng kho tài liệu của người khác. Những ngày này rất nhiều người đã chọn Google Drive làm nơi trữ tài liệu và chia sẻ cho mọi người.

Những người này họ không có website nên họ chỉ public qua link thôi.

Còn bạn, bạn sẽ có website nên bạn sẽ thu hút lượng traffic từ Google.

Bạn chỉ cần lấy tài liệu của họ thôi.

Một cách tìm tài liệu phổ biến: sử dụng cú pháp: site:drive.google.com "từ khóa tìm kiếm".

Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm trên 4share, fshare các kho chia sẻ dữ liệu phổ biến ở Việt Nam hiện giờ. 

​Sau khi có tài liệu vấn đề bạn giải quyết tiếp theo: chọn nơi lưu trữ tài liệu. 

Hiện tại có một vài dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến: OneDrive, Google Drive, Fshare, 4share.

Google Drive dường như là hình thức phổ biến nhất hiện giờ. Với Google Drive, bạn có thể tích hợp vào website với plugin ​UseYourDrive. Làm cách này sẽ tăng trải nghiệm của người dùng nên rất nhiều. 

Có thể bạn quan tâm: cách nhúng file PDF từ Google vào website WordPress

Ngoài kia có rất nhiều người rao bán tài khoản Google Unlimited. Nhưng mình chưa mua bao giờ. Bạn cũng nên thận trọng và xem xét kỹ trước khi mua.

​Cá nhân mình chọn OneDrive. Hiện tại bạn có thể đăng ký thử nghiệm miễn phí một năm với dung lượng khủng.

Nếu bạn thích sài hàng việt Fshare cũng cung cấp gói storage

Trong quá trình phát triển nội dung, bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề SEO onpage để tăng lượng traffic từ Google. ​

Ngoài ra, cũng nên đầu tư thời gian một chút vào nghiên cứu từ khóa. ​Có như vậy bạn mới biết độc giả đang có nhu cầu thực sự về tài liệu nào. Và từ khóa mà bạn nhắm tới có dễ ăn không. 

Lời kết

Đó là tất cả kiến thức mình biết về làm website chia sẻ file. 

Làm website chia sẻ file là trải nghiệm thú vị. Thay vì để file ở máy cục bộ cho mình dùng. Bạn có thể lưu trữ trên đám mây và chia sẻ cho mọi người. 

Bạn hoàn toàn có thể biến website chia sẻ file thành cỗ máy business từ sở thích này. 

Bạn nghĩ sao về website chia sẻ file? Cách bạn định phát triển website ra sao? Hãy chia sẻ thêm quan điểm của bạn ở bên dưới.