Bạn không có đủ lượng traffic tự nhiên từ Google.
Chắc chắn bạn muốn điều đó.
Mình biết.
Bởi đơn giản mình cũng là blogger như bạn.
Nhưng có một câu hỏi nhanh: Liệu traffic tự nhiên có thực sự quan trọng không?
Chắc bạn đã biết câu trả lời.
Thực sự cho đến giờ này mình vẫn chưa biết được website nào thành công nào mà bỏ qua traffic từ bộ máy tìm kiếm.
Traffic từ bộ máy tìm kiếm nên là nguồn traffic số 1 của bạn.
Bởi:
Hàng ngày có 6 tỷ truy vấn tìm kiếm từ bộ máy tìm kiếm
Nếu vô số bài viết của bạn xếp ở trang đầu tiên, bạn sẽ có lượng traffic khổng lồ tự động hàng ngày.
Vậy làm thế nào để có được lượng traffic dồi dào từ bộ máy tìm kiếm?
Câu trả lời ngắn gọn: bạn cần phải trang bị một vài kiến thức SEO.
Và trong bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn một vài kiến thức SEO căn bản. Đó là những kiến thức mà mọi blogger nên biết và áp dụng cho blog của mình.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Đọc thêm: Học SEO cho người mới: tổng hợp kiến thức cơ bản
Kiến thức SEO là gì và cách nó làm việc
Kiến thức SEO là việc hiểu cách bộ máy tìm kiếm làm việc để trả về kết quả phù hợp và xếp hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Mọi blogger nên biết những kiến thức căn bản về SEO.
Những kiến thức như vậy giúp bạn cải thiện lượng traffic từ bộ máy tìm kiếm. Thêm vào đó nó còn giúp bạn:
Biết cách tạo bài viết hấp dẫn
Hiểu rõ độc giả của bạn.
Chúng ta thường nghĩ SEO là một thứ gì khó khăn. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.
SEO sẽ trở nên dễ dàng khi bạn hiểu 3 khía cạnh cơ bản của nó bao gồm:
- Nội dung
- Liên kết
- Tìm kiếm ngữ nghĩa (thuật toán RankBrain)
Dĩ nhiên có hàng trăm yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trang web trong bộ máy tìm kiếm. Brian Dean đã hé lộ 200 yếu tố xếp hạng.
Nhưng bạn không cần nghiên cứu tất cả những yếu tố như vậy. Nó chỉ là dành cho chuyên gia SEO.
Chúng ta chỉ là blogger bình thường.
Do vậy:
Bạn chỉ cần tập trung vào hiểu 3 yếu tố cơ bản trên và sau đó áp dụng chúng vào blog của bạn.
Thế là đủ.
#1 Kiến thức SEO - viết nội dung tốt hơn
Bạn đã nghe quá nhiều lời khuyên về tạo nội dung.
Kiểu như nội dung phải tốt (epic content).
Cụ thể, nội dung của bạn phải cung cấp giá trị và giải quyết vấn đề cho người đọc.
Nhưng có một vài vấn đề chúng ta phải thảo luận kỹ hơn.
Đầu tiên chúng ta nói về tần suất bạn viết bài.
Có 2 chiến lược ở đây.
Bạn không cần viết thường xuyên chỉ cần có bài viết cực chất là được.
Ví dụ điển hình cho xu hướng này Brian Dean. Blog của anh ấy chỉ có đâu đó vài chục bài. Nhưng blog lại có trên 200.000k visitor hàng tháng.
Nhưng có thực tế ở đây bạn cần biết:
Tạo nội dung tốt là chưa đủ.
Bạn cần phải quảng bá nội dung blog một cách điên cuồng.
Đó là chính là điều mà Brian Dean đã làm. Anh ấy sử dụng công thức 20/80. 20% thời gian viết bài. 80% công sức anh ấy bỏ ra là để quảng bá blog.
Nhưng bạn và mình không phải là hàng cao thủ như Brian Dean. Chúng ta không có quá nhiều kỹ năng trong việc xây dựng backlink.
Tin tốt là:
Blog của bạn là blog tiếng Việt. Như vậy sự cạnh tranh đã giảm đi đáng kể.
Lúc này chiến lược thứ hai có lẽ phù hợp với bạn.
Đó là bạn cung cấp bài viết mới cho blog một cách thường xuyên.
Google luôn yêu thích nội dung mới.
Do vậy nếu bạn giữ tốc độ viết bài đều đặn. Sẽ sớm thôi bạn sẽ nhìn thấy sự bùng nổ traffic từ bộ máy tìm kiếm.
Đó là cũng cách mà mình phát triển thuthuatwp từ blog mới tinh cho đến gần 7.000 visitor/thang sau 6 tháng hoạt động (số liệu từ Google Analytics). Kết quả không quá tệ.
Đơn giản mình chỉ viết bài viết mới đều đặn.
Không hề spam group facebook. Không mất thời gian vào comment dạo. Không đi xin xỏ backlink.
Nhưng bạn cần biết:
Hàng ngày bạn có hàng ngàn bài báo được xuất bản mỗi ngày.
Sự cạnh tranh ngày càng khủng khiếp.
Chính vì vậy, bạn cần phải tạo nội dung có chiến lược.
Đừng tạo nội dung theo kiểu ngẫu hứng hay cảm xúc.
Tạo nội dung có tính chiến lược sẽ đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ có traffic đều đặn từ bộ máy tìm kiếm.
Vậy tạo nội dung có tính chiến lược là gì?
Tóm gọn là khi bạn tạo nội dung bạn cần phải làm một số việc sau:
- Nghiên cứu từ khóa và chủ đề cho bài viết bạn đang có ý tưởng.
- Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa mà bạn nhắm tới.
- Thực hiện công việc SEO on-page.
Có một vài công cụ giúp bạn thực hiện các công việc trở nên dễ dàng.
Hai công cụ mình yêu thích khi nói về nghiên cứu từ khóa. Đó là keywordtool và kwfinder.
Chúng giúp mình tìm ra những longtail keyword (những từ khóa trên 3 từ) có độ cạnh tranh thấp.
Đối với những keyword khó nhằn thì cần phải xây dựng backlink. Đó là điều bắt buộc nếu bạn muốn sớm vượt trên đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại khi tạo nội dung, luôn thực hiện công việc nghiên cứu.
Tìm từ khóa mà bạn có thể cạnh tranh được.
Biết những đối thủ nào đang có xếp hạng tốt cho từ khóa bạn định xếp hạng.
Thêm nữa, bạn định viết bao nhiêu từ?
Kiểu nội dung bạn định viết là gì (bài viết theo kiểu danh sách - list post, hay kiểu cách làm (how to), hay video hoặc podcast.
Bài viết của bạn có giải quyết vấn đề mà độc giả đang tìm kiếm giải pháp hay không?
Hãy cố gắng viết nội dung tốt nhất có thể để bỏ xa đối thủ cạnh tranh. Không cho họ bất kỳ cơ hội nào đánh bại được bạn.
Thực hiện công việc nghiên cứu tỉ mỉ kỹ lưỡng cho bài viết của bạn.
Điều này sẽ giúp cho bài viết thực sự chất và chuyên nghiệp.
Hiểu rõ ý định của độc giả. Từ đó viết ra bài viết giải quyết vấn đề của họ.
Bạn không nên quá coi trọng số lượng từ. Luôn ưu tiên chất lượng bài viết.
Nhưng thông thường để có bài viết có chất hơn đối thủ cạnh tranh, số lượng từ cũng có ý nghĩa của nó.
Bài viết dài sẽ giúp bạn dễ dàng đi sâu phân tích và cung cấp giải pháp triệt để cho vấn đề của độc giả.
Để biết số lượng từ của đối thủ cạnh tranh, bạn hãy sử dụng công cụ này:
Nhập vào địa chỉ URL bài viết của đối thủ cạnh tranh:
Click nút Perform Check. Bạn sẽ nhìn thấy số lượng từ của bài viết đúng ở cột corrected word count.
Chỉ cần nhớ rằng:
Nó không quan trọng để giành chiến thắng ở số lượng từ.
Mà quan trọng là:
Tạo nội dung tốt hơn. Nội dung cung cấp cho độc giả nhiều thông tin giá trị nhất khiến họ không cần phải tìm kiếm thêm thông tin từ website khác.
# 2 Kiến thức SEO - Cách link nội bộ và link bên ngoài giúp bạn
Trên Internet, link luôn là thứ quan trọng nhất.
Chắc bạn cũng biết:
Trang web của bạn càng có nhiều link bên ngoài, nó càng có uy tín trong con mắt của bộ máy tìm kiếm. (Điều này cũng áp dụng cho link nội bộ).
Nhưng một lần nữa mình nhắc lại đến vấn đề giữa số lượng và chất lượng.
Ưu tiên cho chất lượng.
Cụ thể bạn nên có link từ những trang có uy tín (thể hiện qua thông số DA). Và những trang đó nên có cùng chủ đề với trang web của bạn.
Thêm vào đó bạn cũng nên biết số lượng backlink của đối thủ cạnh tranh.
Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá xem bạn có thể cạnh tranh nổi với họ hay không.
Với những bài viết mà đối thủ của bạn có quá nhiều backlink thì việc cạnh tranh sẽ trở nên tương đối khó khăn.
Có một vài công cụ giúp bạn biết số lượng backlink của đối thủ. Ví dụ bạn có thể một vài add-on miễn phí của Google như MozBar hay Ahrefs SEO Toolbar.
#3 Kiến thức SEO - Tìm kiếm theo ngữ nghĩa
Cách đây vài năm Google có tạo ra một thuật toán có tên gọi là RankBrain. Mục tiêu của thuật toán này là cải thiện chất lượng tìm kiếm sử dụng cách tìm kiếm theo ngữ nghĩa (semantic search).
Tìm kiếm theo ngữ nghĩa là gì?
Nói đơn giản Google sẽ cố gắng hiểu ý định của người tìm kiếm để trả về kết quả phù hợp nhất.
Như bạn thấy kết quả tìm kiếm từ Google không phải lúc nào cũng chứa đúng từ khóa tìm kiếm.
Do vậy khi bạn tạo bài viết bạn nên bổ sung nhiều từ đồng nghĩa xung quanh chủ đề bạn định viết.
Nói cách khác bạn cần rải rác các từ khóa LSI trong bài viết của mình. Do vậy Google sẽ hiểu rõ hơn bài viết của bạn.
Vậy làm thế nào để tìm ra các từ khóa LSI này. Nếu bạn viết tiếng Anh, bạn có thể sử dụng công cụ LSI Graph.
Còn nếu là tiếng Việt, bạn có thể tham khảo phần Search related ở cuối kết quả tìm kiếm. Dĩ nhiên bạn có thể tận dụng vốn từ vựng và sự am hiểu của bạn về chủ đề đó.
Lời kết
Cải thiện lượng traffic từ Google không phải là một việc một sớm một chiều.
Một vài kỹ thuật đòi hỏi phải có thời gian để nhìn thấy kết quả.
Ví dụ khi bạn xây dựng backlink bạn mất khoảng 5-10 tuần để nhìn thấy được cải thiện xếp hạng trong Google Search.
Vì vậy bạn cần kiên trì. Liên tục cung cấp bài viết có chất lượng cho độc giả.
Nhưng luôn nhớ rằng:
Hãy thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa thật cẩn thận.
Như vậy bạn sẽ vừa tìm được từ khóa có độ cạnh tranh thấp lại hiểu rõ hơn ý định của độc giả.
Yêu thích viết blog.