Hướng dẫn tạo VPS DigitalOcean cho newbie

Bài này thuộc phần 2 của 2 trong series Sử dụng VPS Digital Ocean

Ở bài trước bạn đã đăng ký thành công một tài khoản tại DigitalOcean

Lúc này tài khoản của bạn đã có 20$ credit.

Bây giờ bạn đã sẵn sàng triển khai một con VPS DigitalOcean. Vì DigitalOcean gọi con máy chủ ảo ở đây là Droplet, nên sẽ sử dụng thuật ngữ này trong bài.

Hướng dẫn tạo VPS DigitalOcean cho newbie

Đầu tiên, bạn truy cập vào DigitalOcean Control Panel.

Vì bạn chưa từng tạo một con Droplet nào nên màn hình với nút Create Droplet xuất hiện.

Hoặc bạn click vào phần Create -> Droplets.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 1

Dù cách nào đi nữa bạn cũng sẽ được chuyển sang trang tạo Drop.

Bước 1: Choose a image (chọn hệ điều hành)

​Ở phần đầu tiên, bạn cần chọn một hệ điều hành. 

Có 2 tab: distribution (chỉ cài dặt hệ điều hành) và One-click App (cài hệ điều hành và các ứng dụng bạn muốn).

Nếu bạn không am hiểu nhiều kỹ thuật có thể chọn thể loại One-click Apps.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 4

Ở đây DigitalOcean có cung cấp sẵn tùy chọn cài đặt WordPress (trên hệ điều hành Ubuntu sử dụng LAMP stack).

Hoặc nếu bạn am hiểu kỹ thuật tí thì có thể chọn LAMP hay LEMP. Sau đó bạn tự mình cài đặt WordPress.

Phổ biến hơn: bạn chỉ cài đặt hệ điều hành.

Mặc định hệ điều hành Ubuntu được chọn.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 2

Nếu bạn thích hệ điều hành này, có thể tham khảo series EasyEngine của mình để biết cài đặt một website WordPress hoàn chỉnh. Cách này tương đối đơn giản không đòi hỏi nhiều kỹ thuật.

Nhưng qua trải nghiệm mình vẫn thích CentOS + HocVPS. ​ Vì nó đem lại server hiệu suất tốt nhất hiện giờ. 

Ở đây mình chọn hệ điều hành CentOS cũng là một hệ điều hành phổ biến cho máy chủ Linux.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 3

Lưu ý: bạn chỉ chọn bản 64 bit cho hệ điều hành nếu bạn chọn gói VPS có RAM tối thiểu 1GB trở lên (ở bước dưới). Như vậy con máy chủ hay Droplet bạn tạo ra sẽ có hiệu suất tốt nhất. 

Bước 2: Choose a size (Chọn cấu hình tài nguyên cho Droplet).

hướng dẫn tạo vps digital ocean 15

Phần này thì tùy theo lưu lượng website và nhu cầu của bạn mà chọn cho phù hợp.

Nếu bạn mới bắt đầu tốt nhất chọn gói cầu hình thấp cho kinh tế. Sau đó bạn có thể resize một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến website đang chạy.

Chẳng hạn ở đây mình chọn gói thấp nhất 5$/tháng.

Bước 3: Add Block Storage - Mua thêm dung lượng

hướng dẫn tạo vps digital ocean 14

Các gói VPS ở bước trên đều có một dung lượng cố định đi kèm.

Do vậy nếu bạn cần thêm dung lượng ổ cứng, bạn click vào nút Add Volume.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 6

Còn nếu bạn không có nhu cầu thì bỏ qua. Nếu vô tình click vào nút Add Volume, nhớ click vào nút Remove Volume kẻo mất tiền oan. Vì mặc định gói 100GB được chọn khi bạn click vào nút Add Volumen. 

Bước 4: Choose a data center region: Chọn khu vực đặt máy chủ

hướng dẫn tạo vps digital ocean 7

Phần này chắc bạn biết cách chọn rồi đúng không?

Cứ theo vị trí khán giả mục tiêu của website mà chọn.

Phổ biến bạn chọn Singapore cho site tiếng Việt.

Bước 5: Select additional options Các tùy chọn bổ sung

hướng dẫn tạo vps digital ocean 8

Bạn có thể chọn một số tùy chọn bổ sung như bên dưới:

  • Private networking: nếu bạn muốn droplet bạn tạo ra chỉ được kết nối với các droplet khác cùng location mà bên ngoài không kết nối được. Thông thường bạn không cần tình năng này.
  • Backup: dịch vụ tự động sao lưu VPS​. Chi phí dịch vụ bằng 20% chi phí giá gói VPS bạn chọn. Ví dụ nếu bạn chọn gói VPS 5$/tháng, thì bạn sẽ tốn 1$/tháng cho dịch vụ backup cũng không quá đắt. Tuy vậy bạn có thể chọn sau này cũng được nếu bây giờ chưa có nhu cầu. 
  • IPv6: thêm địa chỉ IP 6, tính năng này miễn phí nên bạn chả có lý do không chọn. 
  • User data: một tính năng tương đối nâng cao bạn không cần chọn lúc này. 
  • Monitoring: giám sát sử dụng tài nguyên bạn chọn và đưa ra cảnh báo nên vượt quá giới hạn cho phép. tính năng này miễn phí bạn nên chọn. 

Bước 6: Add your SSH keys

hướng dẫn tạo vps digital ocean 9

Tính năng giúp bạn bảo mật tốt hơn cho Droplet tạo ra. Bạn có thể làm sau này. Do vậy lúc này bạn bỏ qua.

Bước 7: Finalize and create

Mặc định số lượng Droplet tạo ra là 1. Nếu bạn có nhu cầu nhiều hơn một VPS bạn thay đổi con số ở đây.

Bạn cũng thể đặt tên cho con Droplet bạn định tạo sao cho dễ nhớ. Còn không mặc định nó sẽ được đặt theo hệ điều hành, cấu hình và vị trí.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 10

Xong xuôi bạn click nút Create để tạo con Droplet đầu tiên.

Bây giờ bạn đợi một hai phút để DigitalOcean tạo Droplet theo cấu hình bạn cung cấp.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 11

Ngay khi Droplet tạo thành công, bạn sẽ nhận được mail bao gồm 2 thông tin quan trọng: địa chỉ IP của Droplet, mật khẩu của user 'root'. ​

Việc cần làm sau khi tạo VPS Digital Ocean

Sau khi tạo xong VPS như hướng dẫn trên, bạn cần đọc hướng dẫn việc cần làm sau thuê máy chủ Linux của mình. ​Thực hành theo tài liệu này bạn sẽ có một máy chủ VPS bảo mật tốt, tốc độ nhanh. Một website WordPress hoàn chỉnh có chứng chỉ Let's Encrypt SSL miễn phí. 

Riêng phần kết nối với Droplet mình có đề cập thêm cho phù hợp với Digital Ocean như bên dưới: ​

Kết nối với Droplet

Bạn sẽ sử dụng một SSH Client như MobaXTerm để kết nối với Droplet vừa tạo.

Lần đầu tiên kết nối bạn sẽ phải thực hiện thao tác đổi mật khẩu. 

Đầu tiên bạn được hỏi mật khẩu hiện tại là gì. Copy cái mật khẩu được cung cấp qua email và paste vào terminal rồi gõ Enter:

hướng dẫn tạo vps digital ocean 12

Tiếp theo cung cấp một password mới. Nền tảng Unix không hiển thị password khi bạn nhập.

Tốt nhất:

Bạn nhập password ra một file text rồi copy và paste vào terminal cho nhanh và chính xác.

hướng dẫn tạo vps digital ocean 13

Thế là xong.

Bạn đã tạo được một con máy chủ hay Droplet đầu tiên ở DigitalOcean.

Xem bài trong seriesPhần trước: Hướng dẫn đăng ký VPS Digital Ocean nhận 10$