Khi bạn mua hosting, công ty hosting sẽ cung cấp cho bạn thông tin đăng nhập cPanel.
Vậy cPanel là cái gì?
Đơn giản, cPanel là phần mềm giúp bạn quản lý dịch vụ hosting mà bạn vừa mua. Học cách sử dụng cPanel thì không khó.
Nhưng nếu bạn là người bắt đầu thì cũng mất chút ít thời gian để làm quen với môi trường làm việc của cPanel.
Bản thân mình mới đầu cũng cảm thấy bối rối khi sử dụng cPanel. Bởi bên trong nó cũng khá nhiều chức năng khác nhau.
Bài viết này của mình giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học cách sử dụng cPanel.
1. Cơ bản về cPanel?
Như mình đã đề cập ở trên, cPanel là nơi bạn thực hiện nhiều tác vụ liên quan đến tài khoản hosting của bạn.
Đây là một vài tác vụ phổ biến:
- Thêm tên miền vào hosting của bạn
- Cài đặt email cho site của bạn
- Cài đặt WordPress
- Quản lý tập tin/thư mục trên host
Và rất nhiều thứ khác như kiểm tra băng thông và tài nguyên bạn đã sử dụng.
2. Cách bạn đăng nhập vào cPanel
Bạn có thể tìm thấy thông tin đăng nhập bao gồm đường dẫn, username, password trong email mà công ty hosting gửi cho bạn.
Nhiều công ty hosting có liên kết tới cPanel khi bạn đăng nhập vào tài khoản hosting. Điều này giúp bạn đỡ phải mất công đăng nhập thêm lần nữa.
Ví dụ khi mình đăng nhập vào tài khoản A2Hosting, mình có thể thấy liên kết tới cPanel ở phía bên phải:
Hoặc bạn có thể truy cập trực tiếp cPanel qua đường dẫn sau: https://yourdomain.com:2083. Lúc đó đăng nhập sử dụng username và pasword mà công ty hosting cung cấp.
3. Tổng quan giao diện của cPanel
Ngay khi bạn đăng nhập, bạn sẽ nhìn thấy màn hình như thế này:
Đây là phiên bản mới nhất của cPanel năm 2016. Nó sử dụng theme có tên gọi là “Paper Laterns”
Nếu giao diện của bạn trông khác, tìm đến phần “Preferences”. Và click “Change Style”. Chọn giao diện bạn yêu thích.
Search Bar
Ở trên đỉnh của cPanel dưới navigtion bar là search bar. Bạn sử dụng navigation bar để nhanh chóng tìm chức năng bạn muốn
Navigation bar
Ở góc trái của màn hình là navigation bar bao gồm: “Search Features”, Account Management, Notifications và Logout.
Search Features giống như search bar, bạn có thể sử dụng nó từ bất kỳ trang nào trong cPanel
Account Management là nơi bạn thay đổi mật khẩu, ngôn ngữ, kiểu giao diện và thông tin liên hệ. Bạn cũng có thể thiết lập lại trang với chỉ một cú click.
Notifications là nơi bạn sẽ nhận được cập nhật quan trọng từ cPanel.
Sidebar
Dọc bên tay trái của màn hình của bạn sẽ nhìn thấy sidebar với 2 nút: Home và UserManagement. Phía bên phải là phần thông tin chung và Statistics.
Lưu ý: bạn có thể sắp xếp lại các section ở màn hình chính, cũng như thu gọn và mở rộng tùy ý thích của bạn.
4. Quản lý user trong cPanel
Vì lý do nào đó, bạn cần bổ sung thêm user vào gói hosting của mình. Lúc này, bạn sử dụng chức năng User Manager.
Click vào “User Manager” ở phần Preferences hoặc sidebar bên trái sẽ đưa bạn tới màn hình quản lý user.
Ở màn hình trên, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các tài khoản được thiết lập trong cPanel. Ở mỗi tài khoản có 3 nút với ý nghĩa như sau:
- Mail Envelop (hình phong bì thư): chỉ ra tài khoản có tài khoản mail được thiết lập trong cPanel
- Delivery Truck(hình xe tải): chỉ ra tài khoản có thể truy cập FTP.
- Disk Drive: chỉ ra user có thể sử dụng các dịch vụ web disk.
Bạn có thể dễ dàng sửa thông tin bất cứ user nào, thay đổi mật khẩu hoặc xóa với các tùy chọn liệt kê bên dưới tên account. Ngoại trừ tài khoản chính bạn không được phép thay đổi.
Để thêm một user mới, bạn click vào nút “Add User” ở góc trên bên tay phải.
Bạn sẽ được đưa tới màn hình sau:
Bạn nhập vào tên đầy đủ của user, username, domain gắn liền với user đó và một địa chỉ email liên hệ.
Phía dưới bạn thiết lập mật khẩu cho user. Hoặc bạn tự thiết lập mật khẩu. Hoặc để user tạo mật khẩu.
Phần Services có một số mục như sau:
- Email cho phép bạn enable/disable tài khoản email cho user và giới hạn dung lượng mà account có được.
- FTP cho phép bạn enable/disable tài khoản có thể truy cập FTP hay không. Nếu bạn enable, bạn có thể chọn thư mục mà user được phép truy cập và giới hạn dung lượng truyền qua FTP.
- Web disk: liên quan tới thẩm quyền của user với trên thư mục được chỉ định.
Khi bạn thiết lập xong nhớ click nút “Create” ở phía cuối để tạo User mới.
5. Quản lý tên miền trong cPanel
Phần “Domains” của cPanel cho phép bổ sung tên miền bạn mua vào tài khoản hosting, quản lý subdomain, hay chuyển hướng domain bạn sở hữu tới trang khác.
Bổ sung một tên miền mới
Để bổ sung một tên miền mới vào cPanel, bạn click vào “Addon Domains”.
“Addon Domain” cho phép bạn lưu trữ nhiều website trên một gói hosting. Số lượng bao nhiêu tùy gói hosting bạn chọn.
Trên màn hình “Addon Domains” bạn sẽ nhập vào tên domain mới, subdomain và document root
New domain name: là tên domain chính xác mà bạn đã đăng ký, bỏ phần www đi
Subdomain: tạo một subdomain cho tên miền chính - điều này tự động và người ghé thăm sẽ không bao giờ biết họ bị chuyển hướng từ subdomain.originaldomainname.com tới domain mới của bạn.
Document Root: là vị trí trên server nơi chứa đựng các tập tin của domain mới.
Khi bạn nhập vào tên domain mới của bạn ở Phần New Domain Name, cPanel sẽ tự động điền nốt cho 2 hộp text còn lại. Bạn nên giữ nguyên thiết lập như vậy.
Click “Add Domain” để hoàn tất việc thêm domain.
6. Quản lý email account
Phần Email cung cấp cho bạn nhiều công cụ để quản lý tài khoản email, từ thêm tài khoản mới và giải quyết vấn đề spam tới tạo mailing list và auto responders.
Để thêm tài khoản email mới, bạn click vào “Email Accounts”.
Bạn nhập vào những thông tin sau:
- Ở trường email, bạn nhập vào địa chỉ bạn muốn ví dụ yourname
- Chọn tên miền từ cho email account. Nếu bạn chưa bổ sung domain của bạn vào cPanel, bạn cần làm điều đó đầu tiên như ở bước trên.
- Tạo mật khẩu
- Điều chỉnh Mailbox Quota cho tài khoản.
Cuối cùng, click “Create Account”.
Ngay sau khi bạn thêm acount email, bạn sẽ nhận thấy email được bổ sung trong danh sách email bên dưới
Ở đây, bạn có thể thay đổi mật khẩu, quota cho mỗi account. Cũng như biết cách cấu hình email client để kết nối với mail server.
Truy cập webmail
Bạn đã tạo một account email. Vậy làm thế nào để truy cập vào hòm mail?
Bạn có thể cài đặt một email client chẳng hạn như Microsoft Outlook hay Mozilla Thunderbird. Cá nhân mình quen sử dụng Outlook. Cách cấu hình cũng đơn giản.
Hoặc cách nhanh nhất là bạn truy cập bằng webmail. Mở trình duyệt vào gõ vào địa chỉ sau: http://yourdomain.com/webmail,
Lợi ích của sử dụng email client
Khi bạn sử dụng email client như Outlook với giao thức POP3, email sẽ được kéo từ server về và lưu trữ trên máy tính của bạn. Như vậy khi chuyển hosting bạn sẽ không sợ mất email mà người khác đã gửi cho bạn.
7. Quản lý File với FileManager
FileManager trong cPanel cho phép quản lý trực tiếp các tập tin trong website của bạn thay vì sử dụng FTP.
Click vào nút FileManager để đi tới màn hình của FileManager:
Giao diện màn hình của FileManager như thế này:
Phía trên là thanh công cụ. Ở bên trái là cây thư mục, và phía phải nội dung của thư mục mà bạn chọn bên trái.
Tạo một thư mục mới
Để tạo thư mục bạn, xác định vị trị thư mục và click “+Folder” trên thanh công cụ. Một hộp thoại xổ ra. Bạn nhập vào tên thư mục và vị trị tạo thư mục
Upload một tập tin
Để upload một tập tin, bạn click vào thư mục bạn muốn upload. Ví dụ ở ảnh bên dưới, mình chọn “cache”
Sau đó, click vào “Upload” trên thanh công cụ như bên dưới:
Ở màn hình tiếp theo, mình chỉ cần kéo thả tập tin muốn upload hoặc đơn giản click nút “Select File” rồi chọn file cần upload.
Làm sao để nhìn thấy file .htaccess trong cPanel
Như bạn đã biết mặc định trong File Manager bạn sẽ không nhìn thấy file .htaccess. Bạn chỉ nhìn thấy file này khi sử dụng FTP. Nhưng có một cách để hiển thị file ẩn này trong File Manager.
Bên trong màn hình File Manager, bạn click vào Settings ở góc phải trên cùng. Một popup sẽ xổ ra. Bạn tích vào lựa chọn "Show Hidden Files (dotfiles)." Click nút Save. Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy file .htaccess và chỉnh sửa như bất kỳ file nào khác.
8. Cài đặt WordPress chỉ bằng một cú click
cPanel cho phép dễ dàng cài đặt WordPress và nhiều ứng dụng khác sử dụng Softaculous Installer.
Trong bài viết hướng dẫn cài đặt WordPress mình đã đề cập tới cách sử dụng Softaculous. Do vậy phần mình này mình không hướng dẫn chi tiết.
9. Cách tạo database trên host dùng cPanel
Để tạo database trên host, bạn truy trạp vào phần Databases. Và click vào “MySQL Databases”.
Giao diện quản lý database xuất hiện.
Việc tạo database khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
- Nhập vào tên database và click nút “Create database”
- Kéo xuống dưới tạo một user cho database
- Cấp quyền cho user truy cập vào database ở phần Add User to Database.
Lời kết
cPanel là phần mềm không khó để sử dụng. Thực tế bạn không cần biết tất cả các tính năng của cPanel.
Bạn chỉ cần biết cách thực hiện một vài tác vụ phổ biến như sau
- Bổ sung domain vào cPanel
- Cách tạo tài khoản email
- Cách sử dụng FileManager để quản lý file
- Cách quản lý cơ sở dữ liệu
Mình hi vọng bạn thấy bài viết này hữu ích.
Nếu bạn có vấn đề gì khó khăn trong việc sử dụng cPanel, hãy để lại comment bên dưới.
icon made by http://www.flaticon.com/authors/freepik from ww.flaticon.com
Yêu thích viết blog.