13 tip SEO cho RankBrain tôi đã học được từ Brian Dean (thực sự hiệu quả)

Gần đây, Brian Dean từ Backlinko vừa xuất bản một bài viết mới về thuật toán RankBrain của Google

Giống như mọi bài viết khác của Brian, bài viết này cực kỳ chất lượng. Nó có thể tác động lớn tới cách bạn làm SEO trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Bài viết rất dài. Bạn khó có thể đọc hết trong 5 - 10 phút. Đối với những bạn mới thì có thể mất hàng tiếng để thấm được nội dung bài viết.

Bạn không có nhiều thời gian? Bạn thích nội dung ngắn ngọn cô đọng hơn?

Bài viết này mình đã đúc rút ra những tip SEO mình đã và đang áp dụng từ hướng dẫn của Brian Dean.

Đầu tiên giới thiệu ​ngắn gọn về RankBrain. 

RankBrain là gì?

Theo Brian, RankBrain là một thuật toán (AI - trí tuệ nhân tạo) mà Google sử dụng để sắp xếp kết quả tìm kiếm. Với thuật toán này Google có thể xử lý và hiểu được các truy vấn tìm kiếm một cách chính xác. 

Theo cách hiểu của mình, RankBrain như một con robot thông minh. Khi bạn nhập vào truy vấn tìm kiếm, nó hiểu được ý định đằng sau tìm kiếm. Nói cách khác, nó có thể hiểu bạn đang muốn tìm kiếm cái gì.

Trên cơ sở đó nó sẽ cung cấp cho bạn một kết quả tìm kiếm tốt nhất. Một kết quả tìm kiếm mà con robot tin rằng sẽ làm hài lòng bạn. 

Sức mạnh của RankBrain là ở chỗ này: 

Nó có khả năng học hỏi để liên tục làm thỏa mãn bạn. 

Nếu kết quả tìm kiếm mà nó đưa ra không làm bạn hài lòng. Nó sẽ ghi nhớ để lần sau để cung cấp cho bạn một kết quả tìm kiếm phù hợp hơn. 

Mấu chốt nhất để tận dụng RankBrain cải thiện SEO cho website: 

Hiểu được cách RankBrain đánh giá sự hài lòng từ phía người khi tìm kiếm. 

Đây là sơ đồ cách RankBrain đánh giá trải nghiệm người duyệt web mà Brian cung cấp: 

hướng dẫn rankbrain 1

Hãy chú ý vào đoạn cuối nơi RankBrain xử lý một trang kết quả tìm kiếm có thỏa mãn người tìm kiếm hay không. 

Chắc chắn bạn muốn trang web của mình rơi vào case YES phải không?

Mình cũng vậy.

Vậy tín hiệu nào báo cho RankBrain tăng hạng cho trang web.

Theo Brain, bạn cần chú ý những tín hiệu sau:

  • Tỷ lệ CTR (bạn cần tăng tỷ lệ này như hướng dẫn bên dưới)
  • Thời gian người dùng ở trên trang web của bạn
  • Bounce Rate (bạn cần giảm con số này - nói cách khác bạn cần ngăn người thoát khỏi trang ngay lập tức)
  • Pogo-sticking ​

Pogo-sticking là thuật ngữ Brian Dean dùng để ám chỉ một trang web làm hài lòng người duyệt web. 

Đây là ví dụ mà Brian Dean đưa ra để giúp bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ: 

​Giả sử người dùng tìm kiếm "pulled back muscle" trong Google. 

hướng dẫn google rankbrain 2

​Người dùng click vào kết quả đầu tiên và thứ hai. Nhưng nội dung rất lởm khởm không làm cho họ hài lòng. Do vậy họ không do dự để click vào nút back: 

hướng dẫn google rankbrain 3

​Nhưng khi họ click vào trang thứ ba trong kết quả tìm kiếm. Họ thốt lên đây chính là thứ mà mình đang tìm kiếm. 

Thay vì click vào nút back họ dành thời đọc ngấu nghiến nội dung. ​Đó gọi là Pogo-sticking. RankBrain quan tâm tới điều này và nó sẽ tăng thứ hạng của trang thứ ba để người dùng dễ tìm ra.

Còn chúng ta thì sao?

Chúng ta sẽ tối ưu trang web để có được pogo-sticking. Hiển nhiên đúng không nào?

Tip SEO bạn nên triển khai để tận dụng Google RankBrain cải thiện thứ hạng trang web

Cách nghiên cứu từ khóa phù hợp với RankBrain

1. ​Bỏ qua long tail keyword (chúng đã lỗi thời)

Ban đầu mình khá ngạc nhiên khi Brian tuyên bố:

Long tail keyword đã chết.

Bởi mình cũng như nhiều người đều biết rằng:

Tận dụng long tail keyword là cách nhanh nhất để cải thiện traffic tự nhiên cho website.

Cách làm quen thuộc: viết thật nhiều bài cho mỗi long tail keyword.

Nhưng với RankBrain chiến lược này cần xem xét lại.

Đây là ví dụ mà Brian đưa ra:

Giả sử bạn tạo một trang tối ưu cho long tail keyword ​"best keyword research tool". Và một trang khác cho "best tool for keyword research". 

​Trước kia Google chưa thông mình lắm. Nên khi tìm kiếm theo 2 long tail keyword này thì cho kết quả khác nhau khá nhiều: 

hướng dẫn google rankbrain 4

​Nhưng với RankBrain Google biết được rằng 2 long tail keyword này cơ bản giống nhau. Do vậy kết quả tìm kiếm cho 2 long tail keyword này sẽ khá giống nhau: 

hướng dẫn google rankbrain 5

Như vậy nếu bạn tối ưu long tail keyword theo cách cũ chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc vào tạo nội dung. 

Bạn có thể tự hỏi vậy cách tối ưu keyword hợp lý với thuật toán RankBrain là gì? 

Đây là lời khuyên của Brain:

Tối ưu Medium Tail Keyword (keyword có độ dài trung bình khoảng 3-4 từ)

​Ví dụ đây là một tập hợp keyword xung quanh chủ đề "Paloe Diet". Những keyword được khoanh là medium tail keyword. 

hướng dẫn google rankbrain 6

Khi bài viết của bạn tối ưu medium tail keyword, RankBrain sẽ xếp hạng bài viết cho hàng ngàn keyword có liên quan.  

hướng dẫn google rankbrain 7

Tối ưu title (tiêu đề) và description tag (phần mô tả) để tăng CTR

Như ở trên, bạn đã thấy CTR là một trong tín hiệu xếp hạng theo thuật toán RankBrain của Google. ​

Vậy làm thế nào để tăng CTR?

Hãy tối ưu title và phần mô tả.

Và đây là cách làm mình đã học được từ Brian:

2. Viết tiêu đề có cảm xúc

Không cần phải tranh cãi: tiêu đề có cảm xúc sẽ hút nhiều lượt click hơn tiêu đề vô hồn.

Ví dụ tiêu đề chung chung không cảm xúc:

​Productivity Tips: How to Get More Done

Và đây là tiêu đề có cảm xúc:

​Crush Your To-Do List With These 17 Productivity Tips

3. ​Thêm ngoặc đơn vào phần cuối tiêu đề bài viết

Một tip tăng CRT yêu thích của Brain. ​Mình cũng đang áp dụng cho nhiều blog khác của mình. 

hướng dẫn google rankbrain 8

4. Sử dụng số trong tiêu đề

Với bài viết dạng list thì dùng số là đương nhiên. Nhưng bạn cũng nên thêm số trong tiêu đề với các bài viết dạng khác như ví dụ này của Brian: 

hướng dẫn google rankbrain 9

5. Rải một vài từ power word trong tiêu đề

Sử dụng power word chính là cách dễ nhất để viết tiêu đề có cảm xúc thu hút người dùng. Một vài power word mà Brian hay dùng. Bạn có thể tự mình phiên dịch sang tiếng Việt rồi chọn lựa phù hợp: ​

hướng dẫn google rankbrain 10

​Cá nhân mình thì hay dùng một vài từ như sau: bạn, miễn phí, bởi vì, bảo đảm, bí mật, ngay lập tức, giới hạn, dễ dàng, đừng bỏ lỡ, bí mật...

​Tối ưu phần mô tả (description tag)

6. Viết phần mô tả cho có cảm xúc giống như phần tiêu đề

Ví dụ của Brian: 

hướng dẫn google rankbrain 11

7. Thuyết phục người lướt web vì sao nên click vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm

Ví dụ của Brain Dean về một phần mô tả có tính thuyết phục:

hướng dẫn google rankbrain 12

8. Sao chép keyword từ phần quảng cáo AdWords

Những phần quảng cáo AdWords thường đã được tối ưu rất tốt để thu hút người dùng click vào.

Do vậy bạn hãy sao chép lấy keyword của họ rồi bổ sung vào phần mô tả của bạn. 

Ví dụ của Brian: 

Khi bạn tìm kiếm thuật ngữ "brone broth" thấy phần quảng cáo có thuật ngữ "grass-fed". Bạn nên bổ sung thuật ngữ này vào phần meta description. 

hướng dẫn google rankbrain 13

​9. Đặt keyword bạn đang tối ưu vào phần meta description

Cái này thuộc kỹ thuật SEO on-page cơ bản. Không có gì xa lạ. Tất cả chúng ta nên thực hiện.

Tối ưu nội dung của bạn để giảm Bounce Rate và tăng thời gian người dùng lưu lại trên website

10. Đặt nội dung của bạn trên fold

Nội dung trên fold là phần nội dung người dùng nhìn thấy khi vào trang web của bạn.

Nhiều người vẫn đang mắc sai lầm:

Đặt quảng cáo hay ảnh đại diện choán hết phần nội dung trên fold.

hướng dẫn google rankbrain 14

Hệ quả là:

Người dùng sẽ phải cuộn chuột để nhìn thấy nội dung. Như vậy khả năng người dùng click vào nút back rất cao.

Nhiều theme WordPress hiện nay có thiết kế phần ảnh đại diện bài viết chiếm hết phần trên fold. Cá nhân thường mình tắt tính năng này của theme.

Tóm lại theo Brian bạn nên hiển thị nội dung ngay cho người dùng như thế này: 

hướng dẫn google rankbrain 15

11. Viết phần giới thiệu ngắn gọn

Brian chia sẻ rằng:

Anh ấy dùng nhiều thời gian để viết phần giới thiệu hơn phần viết tiêu đề.

Bởi vì anh ấy biết rằng:

Phần giới thiệu là nơi 90% độc giả quyết định tiếp tục đọc bài viết của bạn hay không.

​Và sau nhiều thử nghiệm Brain tin rằng: 

Viết nội dung ngắn cho hiệu quả tốt nhất.

​Như bạn thấy trên blog của Brian phần giới thiệu rất ngắn gọn đi thẳng vào trọng tâm. Không dài dòng lê thê. Người đọc biết được ngay bài viết sẽ cung cấp những thứ gì. 

12. Viết nội dung dài, tỉ mĩ và kỹ lưỡng

Nội dung dài hơn đồng nghĩa thời gian độc giả lưu lại trên website lâu hơn.

Vì sao?

Đơn giản nội dung dài sẽ có cơ hội trả lời đầy đủ câu hỏi mà người dùng đang tìm kiếm. Do vậy người dùng sẽ không còn phải click vào nút back để tìm nội dung khác.

Vấn đề ở đây: 

Bao nhiêu chữ là tối ưu?

Brain hay các chuyên gia như Neil Patel khuyên rằng nội dung ít nhất 2000 từ. Nhưng bạn cần áp dụng lời khuyên một cách linh hoạt và mềm dẻo. ​

Chúng ta đều biết rằng viết nội dung dài tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Do vậy tùy theo niche mà bạn cần có chiến lược viết nội dung phù hợp.

Nhiều niche không có tính cạnh tranh cao thì 1000 từ là đẹp.

​13. Chia nội dung thành từng phần cho dễ đọc

Định dạng bài viết cũng quan trọng nếu bạn muốn tăng thời gian độc giả lưu lại trên bài viết của bạn. 

Về điểm này Brian có mẹo nhỏ: sử dụng tiêu đề con

Cụ thể chia nội dung bài viết thành những phần nhỏ dễ theo dõi. 

Đây là ví dụ cách làm của Brian: 

hướng dẫn google rankbrain 16

Một mẹo rất hay mình hay áp dụng từ chia sẻ của Brian: 

Tránh dùng tiêu đề con tẻ nhạt như "Stay Hydrated". Thay vào đó dùng những tiêu đề con có tính cảm xúc chứa lợi ích thu hút độc giả: What New Research Says About Staying Hydrated

Đó là tất cả những gì mình học được từ chia sẻ về thuật toán Google RankBrain của Brain. Nếu có thời gian bạn có thể đọc kỹ hơn hướng dẫn của Brian. 

Nếu còn điểm chưa rõ bạn có thể để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận thêm. ​