Hướng dẫn thay đổi tên miền không lo mất rank

Chắc chắn ý nghĩ thay đổi tên miền đem lại cho bạn cảm giác lo sợ.

Nhất là khi bạn mất nhiều thời gian và công sức để xây dựng website đạt đến thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. Bạn không muốn chỉ vì thay đổi tên miền mà công sức đó đổ xuống sông xuống bể, đúng không?

Nhưng thực sự, bạn không cần phải quá lo lắng như vậy. 

Ngày hôm nay mình sẽ chỉ cho bạn:

Hướng dẫn từng bước chuyển sang tên miền mà không mất thứ hạng SEO.

chuyen domain 1

Vì sao lại thay đổi tên miền

Tốt nhất ngay trong quá trình chọn tên miền, bạn nên lựa chọn kỹ càng để không phải thay đổi tên miền sau này. Nhưng có một vài kịch bản bạn nên chuyển sang tên miền. Thậm chí chuyển sang tên miền là giải pháp duy nhất trong một vài tính huống.

Đây là một vài tình huống chuyển sang tên miền mới

1. Tên miền của bạn bị phạt.

Điều này có thể do bạn sử dụng kỹ thuật black SEO vi phạm các chính sách của Google. Dẫn tới Google sẽ phạt website của bạn. Việc hồi phục sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Chuyển sang tên miền mới là cách tốt nhất thoát khỏi tình huống này.

Nhưng bạn cũng lưu ý có một vài lỗi bạn cần khắc phục triệt để trước khi nghĩ chuyển sang tên miền mới. Thin content là một ví dụ. Khi chuyển sang tên miền mới có thể bạn không bị phạt. Nhưng sau đó sớm hay muốn bạn sẽ lại bị phạt lại nếu không dọn dẹp thin content.

Trong trường hợp traffic website của bạn bị giảm mà không rõ nguyên nhân thì có thể website bị tác động của thuật toán tự động từ Google. Thay đổi domain cũng là một gợi ý cho trường hợp này. ​

2. Bạn thay đổi thương hiệu

Thay đổi thương hiệu cũng là việc hay xảy ra đối với nhiều công ty và cá nhân. Chuyển sang domain là phần của quá trình thay đổi thương hiệu.

3. Bạn có được domain tốt hơn domain hiện tại

Ví dụ bạn đã đủ tài chính để mua được domain premium. Chuyển sang domain mới giúp bạn tiết kiệm nhiều tháng hay năm để đạt mục tiêu traffic của bạn.

Chú ý trước khi chuyển tên miền

Trước khi bạn bắt tay vào chuyển sang tên miền mới, bạn cần phải backup website của bạn. Như vậy bạn không phải lo lắng gì nếu vô tình thực hiện sai một bước nào đó. Nếu bạn chưa biết cách backup, tham khảo cách backup sử dụng plugin UpdraftPlus. Hoặc backup thủ công.

Bạn nên tiếp tục giữ lại tên miền cũ. Có như vậy bạn đảm bảo rằng việc chuyển hướng hướng sang tên miền mới như hướng dẫn bên dưới sẽ diễn ra liên tục.

Các bước chuyển sang tên miền mới

Bước 1: Đăng ký tên miền, trỏ tên miền về hosting

Việc đăng ký tên miền mới là đương nhiên rồi. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện, bạn có thể tham khảo cách đăng ký tên miền mới ở Namecheap của mình. Sau khi có tên miền, bạn cần trỏ domain về hosting.

Bước 2: Sao chép toàn bộ nội dung của website đang tồn tại sang tên miền mới

Có nhiều cách thực hiện công việc này. Nhưng cách nhanh nhất và phổ biến là sử dụng plugin Duplicator. Hoặc là dùng Updraft Migrate cũng rất ổn. 

Đặc biệt, Duplicator có lựa chọn để cập nhật tất cả URL đang tồn tại sang tên miền mới. Duplicator cũng tự động cập nhật tất cả internal link. Quá tiện lợi phải không?

Nếu bạn sử dụng cách thức khác mà không sử dụng Duplicator, hãy sử dụng plugin Velvet Blues Update URL để cập nhật internal link.

Ngay sau khi bạn chuyển site sang tên miền mới, bạn nên truy cập thử để chắc chắn nó hoạt đông tốt. Bạn nên sử dụng công cụ kiểm tra broken link để chắc chắn mọi liên kết hoạt động tốt.

Bước 3: Thực hiện chuyển hướng 301 từ trang web cũ sang trang web mới

Đây là phần quan trọng nhất giúp bạn giữ thứ hạng khi chuyển sang tên miền mới. Bạn cần thực hiện chuyển hướng 301 từ trang web của bạn sang trang web mới.

Thực hiện chuyển hướng 301 giúp thông báo cho bộ máy tìm kiếm và người sử dụng rằng bạn đã chuyển sang tên miền mới. Như vậy, bạn đảm bảo toàn bộ độc giả khi truy cập trang web cũ sẽ được chuyển hướng sang trang web mới.

Quan trọng hơn, bạn đẩy toàn bộ giá trị SEO từ website cũ sang website mới.

Chỉ có điểm cần lưu ý nếu website cũ của bạn bị phạt thì tốt nhất không nên chuyển hướng này. Bởi vì làm như vậy vô tình bạn đem lại bất lợi cho website mới.

Để thực hiện chuyển hướng, bạn cần sử dụng FTP để truy cập file .htaccess. File này nằm ở thư mục gốc của website cũ cùng vị trí với file wp-config.php.

Bạn nhớ sao lưu file trước khi thay đổi. Tiếp theo, bạn bổ sung code chuyển hướng ở đầu file .htaccess.

Cụ thể, bạn có 2 lựa chọn khi thay đổi file .htaccess. Nếu bạn muốn giữ nguyên cấu trúc URL, sủ dụng code như bên dưới.

RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^oldurl.com [NC,OR]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.oldurl.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://newurl.com/$1 [L,R=301,NC]

Trong đó oldurl.com là tên miền cũ và newurl.com là tên miền mới.

Nếu bạn thay đổi cấu trúc URL, bạn cân thủ công thay đổi từng liên kết riêng lẻ. Nếu website của bạn lớn việc này có thể mất rất nhiều thời gian. Đây là code bạn cần sử dụng cho mỗi post hay page

RewriteEngine on
Redirect 301 /original-post http://newdomain.com/cool-new-post

Sau đó bạn nhớ sử dụng công cụ brokenlinkcheck để xem có link nào bị vỡ không để fix. 

Với những bạn dùng VPS với Nginx làm web server thì mở file /etc/nginx/conf.d/olddomain.com.conf sau đó tìm và sửa kiểu như thế này:

server {
server_name .olddomain.com;
return 301 http://newdomain.com$request_uri;
}

Bước 4: Tạo và gửi sitemap cho website mới

Bạn cần tạo và gửi site mới cho Google. Làm theo hướng dẫn chi tiết ở đây.

Bước 5:  Điền form Change of Address trong Google Search Console

Khi bạn chuyển sang tên miền mới, bạn sẽ mất một chút traffic cho tên miền mới. Vì Google cần có thời gian để đánh chỉ mục cho tên miền mới.

Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng việc thông báo cho Google biết một trong những site của bạn đã chuyển sang tên miền mới.

  • Lưu ý: Nếu bạn chưa bổ sung tên miền vào Google Search Console, tham khảo cách bổ sung tên miền vào Google Search Console trong bài viết này.

Trong trang quản trị của Google Search Console của tên miền cũ, bạn click vào biểu tượng răng cưa. Ở đây bạn click vào Change of Address.

chuyen-website-wordpress-sang-ten-mien-moi-1

Có bốn bước để sử dụng công cụ này.

chuyen-website-wordpress-sang-ten-mien-moi-2

Vì bạn đã bổ sung website mới ở bước tạo sitemap ở trên. Vì vậy, menu xổ xuống chắc chắn đã có website mới. Bạn chỉ cần chọn website mới là OK.

Hai bước tiếp theo bạn chỉ cần click nút “Check’ và “Confirm”.

Cuối cùng bạn click nút Submit

Bước 6: Bổ sung website mới vào Google Analytics

Bạn nhớ bổ sung website mới vào Google Analytics. Như vậy bạn có thể xem report về traffic của trang web mới.

Sau khi hoàn tất các bước trên bạn có thể thông báo cho độc giả biết bạn vừa chuyển sang tên miền mới.

Lời kết

Di chuyển website sang tên miền nhìn có vẻ nhiều bước lằng nhằng.

Nhưng nếu bạn theo sát hướng dẫn này, nó cũng không quá khó khăn cho dù bạn không phải là dân kỹ thuật. Thêm nữa, bạn cũng không lo lắng về việc mất thứ hạng khi chuyển sang tên miền mới.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới. Mình sẽ cố gắng giúp bạn.

Note: icon made by Nikita Gobulev from ww.flaticon.com