Trong bài trước, bạn đã biết được EasyEngine là cái gì rồi phải không?
Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt EasyEngine. Bạn sẽ cũng biết được cài đặt những thành phần cần thiết để có cài đặt website WordPress.
Cài đặt EasyEngine
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
- Một máy chủ Linux mới tinh đã được triển khai một bản hệ điều hành Ubuntu 16.04. Nếu bạn vẫn chưa biết thuê VPS ở đâu, tham khảo các dịch vụ VPS giá rẻ chất lượng tốt.
- Sử dụng SSH client như MobaXTerm kết nối với máy chủ với tài khoản root.
- Nếu máy chủ RAM dưới 1GB nhớ tạo swap theo hướng dẫn này
Việc cài đặt EasyEngine rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần copy và paste câu lệnh trên vào SSH Client rồi Enter:
wget -qO ee rt.cx/ee && sudo bash ee
Khi cài đặt nó sẽ hỏi bạn nhập vào tên và địa chỉ. Những thông tin này sẽ được sử dụng khi bạn cài đặt WordPress sau này:
Sau khi cài đặt EasyEngine thành công, bạn sẽ nhìn thấy thông báo như sau:
Đến đây bạn đã cài đặt xong phần core của EasyEngine.
Tiếp theo bạn cài đặt các thành phần cần thiết để cài đặt WordPress.
EasyEngine có câu lệnh cài đặt WordPress. Khi bạn chạy câu lệnh này nó sẽ tự động cài đặt các thành phần cần thiết như NGINX, PHP, MySQL và nhiều thứ khác.
Nhưng mình thích chọn phương pháp thủ công cài đặt từng thành phần. Cách này giúp bạn chỉ cài đặt những thành phần thật cần thiết, tránh cài những thứ mà bạn không sử dụng tới.
Cài đặt NGINX
Cài đặt với câu lệnh sau:
ee stack install --nginx
Khi cài đặt thành công bạn sẽ nhìn thấy thông báo như sau:
Bạn nhìn thấy một cặp username/password. EasyEngine sẽ cung cấp cho bạn một số công cụ quản trị. Bạn có thể truy cập tới các công cụ này qua đường dẫn ip:22222 trên trình duyệt.
Khi truy cập với đường dẫn trên nó sẽ hỏi user name và mật khẩu. Bạn sẽ sử dụng thông tin này để truy cập. Hiện tại chúng ta chưa cài đặt công cụ quản trị nào nên bạn đừng truy cập vội.
Chúng ta sẽ đề cập tới các công cụ admin này ở bên dưới.
Cài đặt PHP 7
Để cài đặt PHP 7 bạn chạy câu lệnh sau:
ee stack install --php7
Khi cài đặt thành công bạn sẽ nhìn thấy thông báo như sau:
Cài đặt MySQL
Bạn sử dụng câu lệnh sau để cài đặt MySQL
ee stack install --mysql
Thông báo cài đặt thành công:
Cài đặt WP CLI
WP CLI giúp bạn dễ dàng quản trị WordPress qua dòng lệnh. Rất hữu ích bạn nên cài đặt với câu lệnh sau:
ee stack install --wpcli
Cài đặt PhpMyAdmin
Chắc bạn cũng biết PhpMyAdmin là gì rồi phải không? Một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu có giao diện đồ họa.
Cài đặt nó qua câu lệnh sau:
ee stack install --phpmyadmin
Cài đặt Utilities
Sử dụng câu lệnh sau để cài đặt nhiều công cụ tiện ích như: phpMemcachedAdmin, FastCGI cleanup script, OPcache, Webgrind, Anemometer.
Sau khi bạn cài đặt bạn sẽ có các tiện ích cache như memcached và opcache giúp tăng tốc website WordPress được cài đặt sau này.
ee stack install --utils
Kiểm tra thử memcached. Nó đã được start rồi đấy:
ps aux | grep memcached
Các công cụ Admin
Đến thời điểm này bạn có thể truy cập và sử dụng các công cụ Admin ở địa chỉ https://ip:22222. Nhớ sử dụng thông tin khi bạn cài NGINX ở trên.
Lưu ý: Khi truy cập đường dẫn này trên trình duyệt, bạn sẽ gặp lỗi Certificate như Connection is not private. Cứ bỏ qua không sao đâu.
Nếu bạn quên mất thông tin đăng nhập, chạy câu lệnh sau:
ee secure --auth
Sau đó nhập vào user name và mật khẩu bạn muốn.
Giao diện khi bạn truy cập https://ip:22222 (5 số 2) sẽ như thế này:
Nếu bạn cảm thấy ngứa mắt với port có 5 con số 2, bạn có thể đổi cổng với câu lệnh sau:
ee secure --port 1234
Con số 1234 là ví dụ. Bạn thay đổi thành port bạn muốn.
Truy cập PhpMyAdmin
Bạn truy cập PhpMyAdmin ở đường dẫn sau: https://ip:22222/db/pma/.
Bạn có thể gặp lỗi sau:
Tính đến PhpMyAdmin 4.7.0, nó đã sử dụng Composer để quản lý sự phụ thuộc.
Bạn sẽ fix như sau:
Đầu tiên bạn cài đặt Composer với câu lệnh sau:
apt-get install composer -y
Truy cập thư mục chứa PhpMyAdmin
cd /var/www/22222/htdocs/db/pma
Chạy câu lệnh cài đặt
composer install
Bây giờ bạn có thể truy cập PhpMyAdmin được rồi đấy.
Bạn có thể đăng nhập với user name và mật khẩu cho mỗi cơ sở dữ liệu khi bạn cài đặt WordPress.
Hoặc bạn có thể truy cập với tài khoản root của MySQL. Lấy thông tin tài khoản này bằng câu lệnh sau:
cat /etc/mysql/conf.d/my.cnf
Công cụ Adminer
Adminer là công cụ quản trị cơ sở dữ liệu. Nó được đánh giá tốt hơn PhpMyAdmin.
EasyEngine giúp bạn cài đặt công cụ này qua dòng lệnh sau:
ee stack install --adminer
Bạn có thể truy cập công cụ này sau khi cài đặt ở đường dẫn: https://ip:22222/db/adminer/
Lời kết
Như vậy, trong bài viết này bạn đã cài đặt xong EasyEngine và các thành phần cần thiết.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng cài đặt WordPress.
Nếu bạn gặp khó khăn gì trong quá trình cài đặt EasyEngine, hãy để lại bình luận bên dưới.
Yêu thích viết blog.