Lời giới thiệu
Neil Patel thuộc top những người ảnh hưởng nhất trên thế giới web hiện giờ. Forbes nói rằng anh ấy là một trong top những nhà marketer. Tạp chí doanh nhân (Entrepreneur Magazine) nói rằng anh ấy đã tạo ra một trong 100 công ty tuyệt vời nhất. Tổng thống Obama công nhận anh ấy như là như top 100 doanh nhân dưới 30 tuổi.
Trên blog cá nhân của Neil , NeilPatel.com, anh ấy có chia sẻ một bài viết về cách tạo blog kiếm tiền. Bài viết đã có trên 1000 ngàn lượt chia sẻ. Nhận thấy đây là bài viết rất có giá trị cho newbie đang muốn tạo blog để kiếm tiền. Mình đã biên dịch, chỉnh sửa, cập nhật để mang đến phiên bản tiếng Việt của một guideline chất nhất trên Internet về chủ đề tạo blog kiếm tiền. Hướng dẫn này cực kỳ phù hợp với những bạn chưa từng tạo blog bằng WordPress vì nó cực kỳ chi tiết và tỉ mỉ.
Đây là bài viết trên 6000 từ do vậy bạn khó có thể đọc một lúc hết luôn nếu bạn là newbie. Mình đã tạo một file pdf để bạn tải về. Lưu ý bạn cần cung cấp email để có thể tải về file. Email này mình sử dụng để thỉnh thoảng thông báo cho bạn biết những viết hay ho trên ThuThuatWP.
Một thứ gì lớn lao đang xảy ra trong thế giới việc làm. Làm thế nào mà rất nhiều người từ mọi tầng lớp xã hội và mọi lứa tuổi lại đang tạo blog và toàn bộ việc kinh doanh trực tuyến?
Liệu các khối văn bản pha trộn với một chuỗi hình ảnh lại có thể sở hữu sức mạnh ghê gớm đến vậy không?
Và thật lòng mà nói, bao nhiêu người muốn đọc những suy nghĩ của những kẻ bình thường như bạn và tôi?
Blog của Neil Patel đã nhận được trên 2,436,112 unique visitor ghé thăm mỗi năm và tạo ra trên một triệu đô thu nhập một năm. Phía dưới là doanh thu trong 1 tháng:
Anh này đã tạo ra $381,772 một tháng, một con số khủng khiếp cho một blog. Bạn có thể không tạo được số tiền lớn đến như vậy. Nhưng Neil cho rằng bạn có thể tạo một con số bằng 1/100 của bác.
Và trong bài viết này bạn sẽ có một hướng dẫn từng bước để tạo một blog và phát triển nó và học cách kiếm tiền từ blog chỉ trong 47 phút.
Bước 1. Giải phóng ý tưởng bên trong con người bạn
Nếu bạn muốn tạo một blog, bạn không cần phải có ý tưởng to tát gì. Mà blog của bạn cần tập trung vào một thứ gì đó cụ thể.
Nhớ rằng không có ý tưởng nào dù hay đến mấy lại thực sự duy nhất.
Nhưng bạn có trải nghiệm duy nhất. Bạn có giọng nói riêng. Và có lẽ bạn có cá tính mạnh mẽ khiến cho những người khác như gia đình và bạn bè của bạn bị thu hút.
Khi nói đến chọn một niche cho blog, bạn nên tự hỏi mình 2 câu hỏi quan trọng sau:
1. Liệu bạn có thích học hỏi về chủ đề này?
Nếu bạn không yêu thích chủ đề của blog, nó sẽ thể hiện trong cách viết của bạn. Bạn không nên tạo một blog nếu bạn không yêu thích vấn đề mà mà bạn đang viết trên blog.
Cho dù là chủ đề gì bạn đang viết, bạn cần phải yêu thích nó, và tò mò về nó. Nếu không, bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt ý tưởng. Quan trọng nhất, bạn sẽ không thể tạo nội dung ổn định để xây dựng độc giả của bạn.
Nếu bạn không chắc về chủ đề bạn định viết trên blog, hãy tìm lời khuyên từ gia đình và bạn bè của bạn. Nó có thể là chủ đề về fitness, công thức nấu ăn, hay tư vấn mối quan hệ.
2. Liệu những người khác có quan tâm tới những điều tương tự?
Bạn có thể giống như một gã 23 tuổi người luôn ám ảnh với việc việc đan len (knitting). Nhưng có những người khác ngoài kia cũng có cùng sở thích như bạn.
Thực hiện Google Search bạn sẽ tìm thấy 539,000 kết quả về những người giống như bạn.
Bạn có lẽ đang thắc mắc liệu ý tưởng của bạn có quá kỳ dị. Hoặc có lẽ nó quá rộng?
Nếu bạn muốn tạo một blog về du lịch, hãy tránh xa những từ chung chung như là “du lịch.” (travel). Chọn một chủ điểm cụ thể giống như “phượt ba lô” (backpacking).
Chú thích của Thinh Nguyen
Khi bạn chọn một chủ đề hay niche mà blog bạn định viết, hãy nhớ tìm hiểu xem liệu có nhiều người quan tâm tới chủ đề đó hay không. Bạn có thể xác định điều này bằng công cụ như Google Trends. Nếu bạn viết về một thứ mà có quá ít người tìm kiếm thì xác xuất thành công sẽ thấp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn chủ đề mà bạn yêu thích và có thể viết về nó một cách thoải mái.
Bước 2: Đặt tên cho blog và mua web hosting
Đây là bước thú vị và quan trọng bởi vì tên của blog chính là thương hiệu của bạn. Nó cũng là cách bạn được ghi nhớ. Nhưng đừng suy nghĩ về nó quá nhiều. Mấu chốt là bạn phải hành động và có được động lực.
Khi bạn tạo blog từ đầu, bạn cần 2 thứ.
Đầu tiên là domain hay tên miền. Đây là tên của blog. Ví dụ blog của mình là thuthuatwp.com. Tên miền sẽ tốn của bạn khoảng $10/năm. Nếu bạn không tìm tên miền thích hợp, đừng quá lo lắng bạn vẫn có thể tạo một blog và thay đổi tên miền sau đó.
Đọc thêm:
Hướng dẫn mua domain tại NameCheap chi tiết nhất.
Hướng dẫn mua tên miền giá rẻ tại GoDaddy.
Thứ hai là web hosting hay dịch vụ lưu trữ web. Web hosting là dịch vụ cho phép blog của bạn được truy cập qua Internet.
Không có web hosting blog của bạn không thể tìm thấy trong thế giới trực tuyến. Không có tên miền, blog của bạn sẽ không có địa chỉ. Hai thứ này không thể tách rời. Bạn cần có cả hai.
Có nhiều công ty cung cấp web hosting với mức giá khác nhau.
Nếu bạn đang tạo một blog mới, mình đề nghị bạn nên sử dụng dịch vụ hosting của HawkHost hoặc A2Hosting.
Đọc thêm:
3 dịch vụ hosting nước ngoài tốt nhất bạn cần biết
Cẩm nang mua host dành cho newbie
Mã giảm giá HawkHost + quà tặng đặc biệt
Đánh giá A2Hosting: hosting WordPress tốc độ và tính bảo mật cao
Khi đặt tên cho blog, bạn nên xem xét những thứ sau:
- Ưu tiên chọn tên miền .com so với các tên miền khác. Đơn giản vì chúng là loại phổ biến nhất và dễ dàng để nhớ.
- Nhắm tới tên miền có 2-3 từ.
- Cố gắng sử dụng từ khóa thể hiện chủ đề của blog. Điều này giúp cho mọi người nhanh chóng xác định được niche hay chủ đề của blog của bạn và giúp cho bộ máy tìm kiếm biết được blog của bạn định nói về vấn đề gì.
- Tránh sử dụng số và dấu ngạch gang trong tên miền. Chúng rất khó nhớ.
- Sử dụng tên miền dễ nhớ và lôi cuốn
- Nếu bạn sử dụng thương hiệu cá nhân hãy sử dụng tên của bạn hoặc một biến thể của nó.
Bước 3. Cài đặt WordPress - phần mềm viết blog
Bạn không thể tạo một blog mà không có phần mềm viết blog. Mình sử dụng WordPress cho tất cả các blog của mình bởi vì nó thân thiện, miễn phí và mạnh mẽ.
Thậm chí không cần có kiến thức kỹ thuật bạn vẫn có thể cài đặt WordPress chỉ trong vài cú click chuột.
Sau khi bạn đã mua tên miền và dịch vụ hosting., bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt WordPress chi tiết này của mình.
Bạn chỉ mất vài phút là cài đặt xong WordPress.
Bước 4. Thiết kế blog của bạn với theme WordPress
Trong thế giới blog, phần thiết kế WordPres được gọi là theme
Ban đầu, blog của bạn trông như thế này:
Chú thích của Thinh Nguyen
Đây là phần cơ bản của WordPress, nếu bạn mới làm quen WordPress, đừng quên đọc cuốn sách Làm quen WordPress
Nó không phải là bản thiết kế đẹp nhưng nó làm việc được.
Có hàng ngàn theme miễn phí để bạn chọn lựa. Nhưng nhiều theme quá cũng khiến bạn bối rối và mất thời gian để tìm ra theme mà bạn yêu thích.
Bạn có thể thay đổi theme bất cứ lúc nào, do vậy đừng lãng phí thời gian để tìm ra một theme hoàn hảo lúc này.
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào WordPress Admin. Bạn có thể truy cập theo đường dẫn sau: yourdomain.com/wp-admin (Lưu ý nếu bạn cài đặt WordPress trên A2Hosting thì đường dẫn trang admin đã thay đổi như mình đề cập trong bài viết cài đặt WordPress)
Ở đây, bạn cần nhập đăng nhập sử dụng tài khoản của bạn đã tạo ở bước cài đặt bên trên.
Nếu bạn mới WordPress, nhìn màn hình dashboard này có thể làm bạn nản lòng nhưng bạn sẽ thành chuyên gia với chút ít thực hành
Để cài đặt theme mới, bạn rê chuột lên “Appearance” ở phần Sidebar và click vào ‘Themes’.
WordPress cung cấp sẵn cho bạn một vài theme mặc định có tên “Twenty-[year].
Những theme này không đẹp lắm do vậy chúng ta sẽ tìm những theme bắt mắt hơn. Click vào nút ‘Add New’ ở trên cùng để truy cập hàng ngàn theme miễn phí.
Sở thích của bạn và mình khác nhau. May mắn, WordPress có bộ lọc ‘Feature Filter’ cho phép bạn tìm kiếm theme phù hợp với phong cách của bạn.
Ngay khi bạn click vào Feature Filter bạn sẽ nhìn thấy 3 nhóm ‘layout’, ‘features’ và ‘Subject. ‘ như bên dưới:
Áp dụng bộ lọc, bạn sẽ ngạc nhiên bởi vô vàn theme rất đẹp. Những theme này có thể có giá trị lên tới hàng ngàn đô nếu bạn thuê thiết kế riêng. Nhưng điểm tuyệt vời, nó miễn phí.
Nếu bạn click vào thumbnail của theme bạn có thể xem trước blog của bạn sẽ như thế nào khi sử dụng theme đó. Đánh giá nó xem nó có phù hợp với phong cách và chủ đề của blog của bạn hay không.
Ngay khi bạn hài lòng với giao diện của theme, click vào nút ‘Install’.
Ngay khi cài đặt hoàn thành, click vào nút ‘Activate’. Như vậy bạn đã cài đặt xong theme cho blog của bạn.
Nếu bạn không thể tìm thấy theme phù hợp bạn thích, bạn có thể mua theme premium từ một vài nhà cung cấp uy tín ở đây
Bây giờ bạn đã kích hoạt xong theme. Chúng ta chuyển sang bước tùy biến theme của bạn.
Bước 5. Tùy biến và tối ưu blog WordPress của bạn
Có vô số thứ bạn cần phải tùy biến blog WordPress của bạn. Chúng ta sẽ thực hiện những thứ quan trọng trước.
Theme là nền tảng thiết kế của bạn và bao gồm những chức năng lõi. WordPress có những plugin giúp bạn bổ sung hay mở rộng chức năng của blog
Ví dụ, bạn có thể sử dụng plugin để bổ sung forum, contact form hay slider cho blog. Trong khi chúng có thể là những tính năng cơ bản, nhưng chúng không phải luôn có có sẵn một cách mặc định.
Bước đầu tiên bạn cần click vào nút Customize trên theme bạn vừa activate.
Những tùy chọn ở đây thay đổi tùy theo theme bạn chọn. Mục chính bạn cần chỉnh lại là ‘Site identity.’
Ở đây bạn có thể nhập vào tên của blog và tagline (khẩu hiệu) nếu bạn thích. Khi bạn xong, click vào nút Save & Publish
Tối ưu SEO (search engine traffic)
SEO là công nghiệp là hàng tỷ đô la.
SEO là quá trình tối ưu website của bạn để cho mọi người dễ dàng tìm thấy nó trong kết quả tìm kiếm cho một keyword hay cụm từ cụ thể.
Nếu bạn mới với SEO, SEO có thể làm cho bạn nản lòng bởi vì nó cũng hơi phức tạp.
Nhưng, với WordPress bạn có thể dễ dàng tối ưu khía cạnh kỹ thuật cho blog của bạn.
Đa số nỗ lực SEO của bạn là tạo ra nội dung lôi cuốn và có giá trị cho con người thực sự chứ không phải phục vụ bộ máy tìm kiếm. Cho dù là thông qua text, hình ảnh hay video, nhiệm vụ của bạn như là blogger là tạo dựng mối quan hệ với độc giả của bạn.
Để giúp bạn có thể dễ dàng tối ưu SEO cho website của bạn, chúng ta sẽ sử dụng plugin có tên gọi là Yoast SEO
Đi tới phần plugin ở sidebar, và click vào nút “Add New.”
Tìm kiếm cho cụm từ ‘Yoast SEO’ trong thanh tìm kiếm và nó sẽ xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Click vào nút “Install Now”. Sau đó click vào nút Activate ngay khi quá trình cài đặt hoàn tất.
Bạn có thể truy cập phần settings của plugin từ menu SEO mới trong phần sidebar hoặc click vào nút trên đỉnh.
Từ Dashboard, đi tới ‘Your info’ và cung cấp một thông tin cơ bản cho blog của bạn.
Chắc chắn tên website và tagline là chính xác. Sau đó, xác định bản thân bạn là công ty hay cá nhân
Click vào nút Save changes và chúng ta di chuyển sang bước tiếp theo.
Tiếp theo, đi tới tab ‘Webmaster Tools’ và click vào ‘Google Search Console.’ Google Search Console là công cụ cần thiết dành cho webmaster. Nó cho phép bạn gửi trang web của bạn tới bộ máy tìm kiếm để cải thiện vị trí của nó trong kết quả tìm kiếm.
Đăng nhập Google Account của bạn.
Ngay khi bạn đã đăng nhập, click vào tab ‘Alternative methods’ và chọn ‘HTML tag.”
Một hộp thoại xổ xuống sẽ xuất hiện cùng mới đoạn code. Copy chuỗi ký tự không có dấu trích dẫn như bên dưới:
Tiếp theo, bạn paste code này vào Google Search Console và click vào nút Save Changes.
Cuối cùng click vào nút Verify.
Tiếp theo, bạn đi tới tab ‘General’ và click vào nút Open the instalation wizard.
Yoast sẽ hướng dẫn bạn qua 10 bước để bạn tối ưu blog WordPress của bạn.
Bước đầu tiên là màn hình welcome bạn có thể bỏ qua
Ở bước thứ hai, bạn chọn môi trường phù hợp nhất với site của bạn. Khả năng lớn nhất, bạn sẽ chọn môi trường production. Nó chính là website thực sự mà bạn đang dự định kéo traffic về.
Bước 3 là kiểu website. Chọn blog và click và nút Next.
Bước tiếp theo là thiết lập bản thân như là công ty hay cá nhân. Chúng ta đã cấu hình ở phần trước, do vậy bạn có thể bỏ qua bước này.
Trong bước 5, bạn có thể bổ sung social profile gắn với blog của bạn. Click vào ‘Next’ khi bạn hoàn thành.
Bước 6 là về post visibility (xác định xem có xuất hiện trong bộ máy tìm kiếm hay không). Thiết lập mặc định là ổn để sử dụng. Để Post và Page là visible và Media là ẩn.
Tiếp theo, bạn sẽ phải quyết định liệu bạn có nhiều tác giả hay là blogger solo. Nếu bạn chọn bổ sung một writer khác trong tương lai, bạn có thể thay đổi phần thiết lập này sau.
Nếu bạn mong muốn để plugin Yoast SEO lấy dữ liệu từ Google Search console, bước 8 là nơi bạn thực hiện việc này.
Click vào nút ‘Get Google Authorizatin Code’
Một popup xuất hiện yêu cầu bạn cho phép Yoast truy cập tới dữ liệu Search Console của bạn. Click vào nút ‘Allow’ để cho phép truy cập.
Ở bước 9, bạn có thể kiểm tra lại website của bạn và chọn một Title Separator. Title separator là ký tự được sử dụng để tách rời tiều đề blog của bạn và tên của website trong thông tin meta title. Thông tin meta title sẽ là thứ mà người tìm kiếm nhìn thấy cho blog của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ, nếu bạn tìm thấy bài viết này, bạn có thể nhìn thấy ‘Học cách tạo blog kiếm tiền từ Neil Patel- Thinh Nguyen’
Chọn ký tự nào chỉ là vấn đề sở thích. Click ‘Next’ khi bạn đã sẵn sàng tiếp tục.
Cuối cùng, bạn sẽ nhìn thấy thông báo chúc mừng bạn đã tối ưu thiết lập SEO thành công cho blog WordPress của bạn.
XML Sitemaps
Thiết lập Yoast SEO cuối cùng mà cần thực hiện là XML sitemap. Một XML sitemap là một file liệt kê tất cả URL có trong website của bạn.
Nó giúp cho Google và các bộ máy tìm kiếm khác quét (crawl) site của bạn cho bài viết (post) hay trang (page) mới. May mắn, Yoast có tính năng tự động cập nhật sitemap của bạn, do vậy bạn chỉ cần kích hoạt tính năng. Và sau đó không còn bận tâm đến nó nữa.
Trong tab ‘Features’, ở phần Advanced settings pages’ bạn kéo về Enabled và click vào nút Save Changes để lưu lại thiết lập.
Một nhóm menu sẽ xuất hiện trong sidebar ở phía dưới mục SEO. Chọn XML Sitemaps.
Đọc thêm:
Cách tạo XML Sitemap và gửi lên Google Search Console
Thiết lập permalink
Perrmalink là những siêu liên kết tĩnh (hyperlink) dẫn tới một bài post hay page cụ thể. Mặc định, WordPress để permalink ở định dạng yourdomain.com/postid
URL này không thân thiện với người dùng và SEO. Mọi người sẽ không biết trang của bạn đang nói về vấn đề gì trước khi xem nó.
Bạn nên thay đổi cấu trúc permalink.
Trong sidebar của WordPress Admin, đi tới Settings -> Permalinks.
Có vài tùy chọn để bạn chọn lựa. Mình chọn cấu trúc ‘Post name” cho tất cả blog của mình. Cấu trúc này sẽ sử dụng từ khóa từ tiêu đề của bài viết để tạo permalink duy nhất.
Lưu lại thiết lập bạn vừa thay đổi.
Bây giờ chúng ta đã hòm hòm công việc dựng blog. Vấn đề tiếp theo là bạn sẽ viết gì cho blog của bạn?
Chúng ta tiếp tục nào.
Bước 6. Brainstorm chủ đề của blog
Đa số bài viết trên blog của bạn đến từ kinh nghiệm cá nhân, thành công, thất bại và những bài học mới của bạn.
Mọi người thường sử dụng câu hỏi như sau làm truy vấn tìm kiếm
- Điều gì tôi nên viết?
- Viết blog về cái gì?
- Liệu tôi có nên bắt đầu viết blog?
Do vậy, bạn cũng nên bắt đầu với một vài câu hỏi của chính bạn. Mình đã sử dụng một chuỗi câu hỏi và quy trình mang tính hệ thông để tìm ra ý tưởng blog của mình.
Không cần thiết phải lo lắng. Nó không phức tạp và không mất thời gian để thực hiện.
Bằng tuân thủ quy trình sau, bạn có thể tìm ra khoảng 50 chủ điểm trong nửa giờ tập trung.
Lấy bút và giấy hoặc mở công cụ xử lý văn bản yêu thích của bạn.
Đích của bài tập này là bạn có 10 câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Nếu bạn có nghĩ ra nhiều hơn, ghi chép tất cả chúng ra.
Đã đến lúc chúng ta nhìn qua lăng kính của người đọc với 5 câu hỏi này.
1. “Điều gì kích thích, lôi cuốn và khuấy động niềm đam mê bên trong độc giả?”
Ví dụ:
- Như là golf thủ, tôi bị kích thích bởi vì đánh được quả bạt xa hơn. Tôi cuốn bị cuốt hút bởi hiệu suất tinh thần. Tôi đam mê về cuộc sống lành mạnh.
- Như là một người mẹ mới nghỉ ở nhà, tôi cảm thấy kích thích với những ý tưởng tiết kiệm ngân sách cho gia đình. Tôi bị lôi cuốn bởi phương pháp luyện ngủ (sleep-training). Tôi đam mê về mô hình giáo dục tại nhà (homeschooling).
- Như là một người cắm trại đầy khao khát, tôi cảm thấy thích thú khi tìm được vị trí cắm trại bị đánh giá thấp. Tôi bị hấp dẫn bởi các kỹ thuật sống xót. Tôi đam mê về cuộc sống tối giản.
2. “Những thách thức phổ biến mà độc giả của tôi trải qua?”
Ví dụ:
- Các golf thủ có thể phải cố gắng học cách xử lý các cú cắt bóng.
- Bà mẹ ở nhà có thể cảm thấy thách thức khi lên thực đơn cho bữa ăn của gia đình
- Những người cắm trại có thể đấu tranh với việc đóng gói hành lý sao cho nhẹ nhàng.
3. “Những đặc điểm tính cách mà độc giả của tôi sở hữu”
Ví dụ:
- Các golf thủ nghiêm túc có cảm xúc vững vàng
- Người mẹ có sự kiên nhẫn và sự hài ước.
- Người cắm trại có máu phiêu lưu và tháo vát
4. “Điều mà độc giả yêu thích về niche của bạn?”
Ví dụ:
- Các golf thủ yêu thích sự hoàn hảo
- Bà mẹ ở nhà yêu thích được trở thành một phần trong sự phát triển về thể chất tinh thần cảm xúc của đứa con của họ
- Người cắm trại yêu thích thời điểm khi tránh xa được cuộc thành phố bận rộn.
5. "Điều gì mà độc giả ghét về niche của bạn?"
Ví dụ:
- Golf thủ ghét chơi với những người cả ngày ca thán.
- Người mẹ ở nhà ghét bị những người khác coi thường.
- Người cắm trại ghét bị ăn sống.
Đây là một vài ví dụ bạn có thể rút ra từ một câu trả lời trong danh sách của bạn:
- Khắc phục cú cắt của bạn: hướng dẫn đơn giản để lúc nào cũng đánh vào vùng Fairway
- 3 lý do vì sao lý do bạn đang cắt bóng và một cách sửa đơn giản.
- Đừng bào giờ cắt bóng đơn giản: 9 drill để chơi như pro
Cố gắng tìm ra một tiêu đề lôi cuốn để thu hút người đọc tiếp tục đọc phần còn lại bài viết của bạn.
Chú thích của Thinh Nguyen
Trong phần này Neil Patel dạy chúng ta kỹ thuật tạo ra ý tưởng cho nội dung cho blog của bạn trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của khán giả. Bên cạnh đó, bạn còn học được cách tạo tiêu đề cuốn hút và lôi cuốn người đọc khiến họ phải tiếp tục theo dõi nội dung viết trên blog của bạn.
Bước 7. Viết nội dung đầu tiên của bạn
WordPress sử dụng một trình biên tập (editor) tương tự công cụ xử lý văn bản mà bạn yêu thích.
Click vào Posts ở phần sidebar của WordPress Admin
Ở màn hình này, bạn sẽ nhìn thấy danh sách các bài post sắp xếp từ mới đến cũ. Vì chúng ta vừa làm việc trên bản cài đặt WordPress mới, nên bạn sẽ nhìn thấy một bài viết mặc định là Hello World. Bạn hãy xóa nó đi.
Để tạo bài viết mới, click vào nút Add New ở trên cùng hoặc ở trong admin bar.
Bạn sẽ được đưa tới tới màn hình post editor và có thể bắt đầu viết blog.
Click vào nút Toolbar Toggle’ bạn sẽ nhìn thấy thêm vài lựa chọn giúp bạn làm đẹp bài viết của bạn. Công cụ mới này đặc biệt hữu ích khi bạn tạo tiêu đề con (subheading) cho bài viết của bạn.
Đầu tiên, bạn nhập vào một tiêu đề bạn có được từ brainstorm ở bước trên. Ngay sau khi bạn nhập xong tiêu đề, WordPress sẽ tạo permalink dựa trên từ khóa bạn đã sử dụng trong tiêu đề
Bạn có thể bắt đầu nhập nội dung bài viết của bạn trong khung soạn thảo cho đến khi bạn hài lòng với nội dung.
Bạn sẽ muốn thêm vào một vài thứ trực quan cho bài viết của bạn. Hình ảnh sẽ giúp lôi cuốn người đọc và có thể minh họa khái niệm tốt hơn ngôn từ.
Để bổ sung hình ảnh mới, chắc chắn bạn để con trỏ đúng vị trí bạn muốn ảnh sẽ xuất hiện. Click vào nút ‘Add Media’.
Bây giờ, kéo và thả file ảnh của bạn vào hộp media
Sau khi hình ảnh đã được tải lên, chọn hình ảnh của bạn và click vào nút ‘Insert into post.’. Bạn có thể thay đổi kích thước và gắn một một link tới hình ảnh. Link này có thể dẫn tới ảnh gốc của hình ảnh.
Hình ảnh của bạn sẽ tự động được chèn vào bài viết. Bài viết của bạn sẽ trông giống như sau:
Sau khi bạn hoàn thành bài viết, ban cần tối ưu lại sử dụng Yoast SEO plugin
Yoast có phần cấu hình cụ thể có thể được tìm thấy ngay bên dưới khung soạn thảo bài viết.
4 cấu hình chính là SEO title, slug, meta description, và focus keyword
Hoàn thành những thiết lập này sẽ sinh ra phần preview của bài viết của bạn khi được nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm của Google.
Tạo tiêu đề SEO sao cho hấp dẫn để click và phần meta description giải thích được bài post của bạn nói về vấn đề gì
Yoast SEO plugin cung cấp cập nhật ngay khi bạn bắt đầu tối ưu tiêu đề và phần mô tả.
Cố gắng sao cho phần phân tích có nhiều mục có trạng thái màu xanh, nhưng đừng cố gắng quá nếu bạn không thể có điểm hoàn hảo. Nếu bạn có thể có 80% những mục này có màu xanh là tốt rồi.
Cuối cùng, nếu blog của bạn có thumnail (ảnh đại diện) bạn nên đặt một ảnh đại diện. Ảnh đại diện sẽ xuất hiện bên cạnh mỗi bài viết.
Bạn có thể thiết lập ảnh đại diện bằng click vào phần ‘Set featured image” ở phần cuối của sidebar bên phải.
Cửa sổ media sẽ mở ra và bạn chỉ cần kéo thả hình ảnh bạn muốn. Ngay khi upload hoàn tất. Click vào nút Set featured.
Trước khi bạn xuất bản (publish) bài viết của bạn, bạn có thể xem qua bài viết của bạn sẽ như thế nào bằng click nút ‘preview’ ở phía trên.
Trước khi bạn cick vào nút Publish, bạn muốn chắc chắn bài viết của bạn đã đúng như ý của bạn.
Đây là một checklist bạn cần xem xét khi bạn click vào nút publish:
- Bài viết có giọng điệu giao tiếp
- Mạch nội dung tự nhiên
- Dễ đọc với khoản trắng thích hợp
- Sử dụng tiêu đề để tách rời các phần
- Sử dụng bullet và list.
- Kiểm tra lỗi đánh và ngữ pháp.
Chú thích của Thinh Nguyen
Khi viết blog, bạn cần phải định dạng bài viết sao cho nó dễ đọc đối với độc giả. Nhiều bạn khi viết blog rất lười định dạng bài viết. Hệ quả là bài viết chỉ có một đống text san sát nhau và người đọc sẽ sớm click vào nút Back. Do vậy bạn nên tuân theo checklist của Neil Patel mỗi khi xuất bản bài viết.
Nếu mọi thứ OK bạn đã sẵn sàng xuất bản bài viết đầu tiên của bạn.
Di chuyển lên đầu trang và click vào nút publish để xuất bản bài viết ngay lập tức.
Chúc mừng, bạn đã thành công xây dựng một blog trông rất ổn và được tối ưu cho bộ máy tìm kiếm. Ngon đúng không nào?
Bước 8. Tạo lịch biên tập (editorial calendar)
Một sai lầm chết người mà mình nhận thấy nhiều blogger phạm phải là chỉ viết blog khi họ cảm thấy thích.
Họ đã quên rằng những fan mới muốn thêm nội dung và chủ nhân các blog đã thất bại trong việc cung cấp thêm nội dung có giá trị cho độc giả của họ.
Những tình huống không lường trước sẽ xuất hiện. Bạn sẽ để cho những bộ phim mới ăn cắp mất thời gian mà đáng nhẽ ra bạn nên dùng vào việc viết blog.
Cuộc sống luôn đem đến cho bạn những thách thức, cho dù là bạn đang viết blog hay không
Đừng đánh giá thấp sự ổn định. Nó là thứ mà bạn cần ưu tiên.
Neil Patel đã viết hàng ngàn bài viết trong suốt 10 năm viết blog. Điều này không phải là do anh ấy đánh được 7000 từ một phút.
Lý đo đơn giản anh ấy đã tuân thủ lịch biên tạp mà không có sự bất kỳ thỏa hiệp nào.
Kế hoạch không chỉ dành cho các công ty xuất bản lớn như New York Times. Họ cũng là con người bình thường như bạn và mình.
Suy nghĩ về kế hoạch như thế này.
Nếu bạn có cuộc hẹn với bác sĩ trong lịch của bạn hay một cuộc hẹn ăn trưa với một người bạn, bạn sẽ phải tôn trọng nó. Trong trường hợp xấu nhất, bạn phải sắp xếp lại vào thời gian rảnh tiếp theo.
Lịch biên tập làm việc cũng tương tự.
Chúng làm cho các mục tiêu thách thức dễ đạt được bằng những bước tiến nhỏ. Chúng giữ cho bạn có tính tổ chức. Chúng sắp xếp những nỗ lực trên mạng xã hội và email marketing một cách hợp lý.
Và bạn sẽ ngạc nhiên về cách lịch biên tập có thể thậm chí giúp bạn trở thành một con người có tổ chức.
Chúng ta là những sinh vật có thói quen.
Bạn càng giữ dealine tốt hơn, bạn càng nhanh tăng lượng độc giả của bạn.
Vậy, bạn bắt đầu như thế nào và nó sẽ tốn kém bao nhiêu.
Chẳng tốn gì cả.
Chi cần mở spreadsheet Excel lên. Nếu hạn có nhiều writer, bạn có thể chia sẻ sheet sử dụng Google Drive.
Bắt đầu với 4 cột sau: Ngày xuất bản, Tiêu đề, Từ khóa, và Chú thích,
Nhu cầu của bạn có thể khác của mình, do vậy bạn có thể thêm cột nếu muốn. Một số cột thêm có thể là ‘Tác giả, ‘Danh mục và ‘Đối tượng” (đối tượng độc giả mà bạn muốn hướng tới).
Bạn càng giữ file này đơn giản, nó càng dễ sử dụng.
Xem xét lịch của bạn trên các thiết bị như Android, iPhone hoặc trên mảnh giấy dán trên tủ lạnh. Tần suất đăng bài viết như thế nào?
Hàng tháng? Hàng tuần? Hàng ngày?
Hãy thận trọng với mục tiêu bạn đặt ra, bởi nếu bạn liên tục không đạt được dealine có thể khiến bạn bỏ cuộc.
Tiếp theo, xem qua các câu trả lời bạn tìm ra trong phần brainstorming ở trên và bổ sung chúng vào cột “Tiêu đề”.
Tiêu đề của bạn không cần thiết phải hoàn hảo. Chỉ đến khi xuất bản bạn mới cần một tiêu đề lôi cuốn là được.
Cột “Từ khóa” được sử dụng cho mục đích SEO. Nếu bạn đang nhắm tới từ khóa cụ thể nào mà bạn đang muốn xếp hạng, hãy điền nó ở đây.
Nếu trong đầu bạn vẫn chưa có từ khóa nào cả, bạn có thể thực hiện nghiên từ khóa sau đó cũng được.
Cuối cùng, chúng ta một cột “Chú thích”.
Phần này là nơi hoàn hảo để viết xuống những ý tưởng tuyệt vời trong đầu của bạn. Chú thích là công cụ tuyệt vời để bạn giữ sự tập trung vào chủ đề và xử lý nó một cách mạch lạc
Bạn nên viết ra 25 chủ đề bài viết với dealine mà bạn tự tin có thể theo kịp.
Con số này bằng nửa số bài viết của writer viết mỗi tuần một bài.
OK. Bạn có phần biên tập (editorial) nhưng chưa có phần lịch (calendar). Đi tới Google Calendar,và thiết lập một lịch mới. Bạn có thể làm việc này bằng click vào mũi tên hướng xuống dưới bên cạnh My Calendar
Click vào nút Create New Calendar và đặt một cái tên, mô tả và khu vực thời gian. Bạn có thể chia sẻ lịch này với các thành viên khác trong nhóm.
Nếu bạn không có team, chia sẻ nói với một người bạn đời hay bạn thân người mà sẵn lòng giữ cho bạn có trách nhiệm với mục tiêu bạn đặt ra.
Sau khi bạn đã điền đầy đủ thông tin cần thiết, click vào nút ‘Create Calendar’ và bắt đầu làm quen với người bạn mới tốt nhất của mình.
Chắc chắn lịch của bạn được lựa chọn ở sidebar bên trái và thay đổi schedule view thành hàng tuần.
Click vào khung thời gian của 1 ngày mà bạn định xuất bản bài viết và bổ sung tiêu đề bài viết như là ‘Even Title’. Mình đề xuất bạn thiết lập thông báo một ngày trước ngày bạn định xuất bản bài viết.
Nếu bạn chỉ viết bất cứ khi nào thuận tiện, bạn đang đi trên một con đường nguy hiểm.
Cuối cùng bạn sẽ cạn kiệt ý tưởng, mất động lực và quên mất những thứ đã từng thôi thúc bạn phải tạo ra một blog của chính mình.
Lịch biên tập chính là cách giải quyết nhanh chóng đối với sự chần chừ của một blogger.
Bước 9. Kiếm tiền từ blog
Bước cuối cùng là kiếm tiền từ blog của bạn. Bạn có thể không khát khát kiếm tiền từ blog ngay lập tức. Nếu đúng như vậy, nó là một điều tốt.
Hãy nghe mình nói.
Cách thông thường để bán một thứ gì đó sẽ như thế này:
- Nghĩ ra một ý tưởng
- Tạo một sản phẩm
- Cố gắng bán phẩm
- Nộp đơn xin phá sản
Cách làm này đã không thành công đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp, bởi vì ho đã không xây dựng khán giả trước khi tạo ra nó.
Họ chỉ dựa trên nhu cầu một cách thuần túy.
Đó là lý do vì sao viết blog là kênh hoàn hảo để kiếm tiền
Bạn có thể xây dựng khán giả thông qua nhiều phương tiện, giống như danh sách email, bình luận, và kênh mạng xã hội.
Hỏi khán giả
Việc viết blog cho phép mọi người bước vào cuộc sống của bạn. Nếu bạn nghĩ về những blogger mà bạn yêu thích, có lẽ bạn cảm thấy bạn biết họ ở mức độ cá nhân một chút.
Thêm nữa, nghiên cứu thị trường của bạn trở nên dễ dàng hơn. Neil Patel thường xuyên đặt câu hỏi ở cuối mỗi bài viết và nó sinh ra hàng trăm bình luận. Việc này giúp Neil hiểu rõ hơn nhu cầu của độc giả.
Một cách khác bạn có thể gửi email kèm khảo sát sử dụng Google Form, để thu được những thông tin có giá trị về điều khán giá mục tiêu của bạn muốn.
Bằng xây dựng một blog, bạn mở ra những cánh cửa để nói chuyện với khán giả mục tiêu. Những người đưa cho bạn phản hồi trung thực về điều họ muốn từ bạn.
Nếu 90% người tham gia khảo sát bảo với bạn rằng họ muốn một khóa học về tiếp thị số, lúc đó bạn nghĩ gì về điều họ muốn?
Một khóa học tiếp thị số mà họ sẵn sàng trả tiền.
Kiếm tiền từ quảng cáo
Nếu bạn không muốn bán sản phẩm vật lý hay dịch vụ, bạn có thể làm điều mà các publisher khác đang làm.
Bán không gian quảng cáo.
Bất cứ ai có thể đặt một quảng trên blog của họ sử dụng Google Adsense. Nhưng tiền thực sự đến từ bán riêng các vị trí quảng cáo.
Nếu bạn xây dựng được blog có lượng traffic lớn, bạn có thể bán quảng cáo cho các tập đoàn lớn. Thứ duy nhất bạn cần phải làm là thêm các banner của họ và tiếp tục làm những thứ bạn làm tốt nhất viết về niềm đam mê và chuyên môn của bạn.
Bán sản phẩm vật lý
Neil Patel đã từng tạo ra doanh thu rất tốt trong niche dinh dưỡng (nutrition).
Neil và một người bạn tên là Mike đã xây dựng một blog từ đầuvà biến nó thành một blog có doanh thu $100,000/tháng bằng việc bán một sản phẩm dầu gan cá trên Amazone.
Thành công của họ chủ yếu là do blog của họ đã xuất bản nội dung có giá trị và hiểu được nhu cầu của khán giả để hướng dẫn họ tới trang bán hàng trên Amazone.
Lý do vì sao kiếm tiền là bước cuối cùng trong tạo một blog sinh lời là bởi vì tiền không nên là mục tiêu chính khi bắt đầu viết blog. Hãy xây dựng độc giả trước khi nghĩ đến kiềm tiền.
Ngay khi bạn đã xây dựng được mối quan hệ và cộng đồng, độc giả sẽ hướng bạn đi đúng hướng bằng cách chia sẻ nhu cầu của họ.
Nếu bạn muốn kiềm tiền, nó sẽ là nhiệm cụ của bạn để lấp đầy nhu cầu của họ.
Chú thích của Thinh Nguyen
Trong bài viết của mình, Neil không đề cập đến kiềm tiền từ tiếp thị liên kết. Bởi vì đó không phải mảng chính của bác. Bác chủ yếu kiếm tiền từ hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ. Thực tế hình thức kiếm tiền từ tiếp thị liên kết mới là hình thức phù hợp cho newbie. Nếu bạn mới với tiếp thị liên kết, tham khảo bài viết này Cá nhân mình cũng đang tham gia tiếp thị liên kết ở hình thức viết blog. Và có chút thành quả ban đầu:
Kết luận
Tạo một blog thì dễ. Tạo một blog thành công và kiếm được tiền đòi hỏi bạn phải làm việc chăm chỉ, tận tâm và can đảm.
Nhưng phần thưởng đáng để bạn mạo hiểm.
Ngày nay, blog có chi phí rẻ và dễ tiếp cận hơn so với trước kia.
Giống như bất cứ thứ khác trong cuộc sống, sẽ có chướng ngại cản lối đi của bạn. Nhưng tôi khuyến khích bạn tiến lên phía trước với niềm đam mê của bạn và chia sẻ nó thông qua blog của bạn.
Mọi thứ bạn cần bắt đầu là ở bài viết này.
Khi bạn bắt đầu chuyến hành trình viết blog của bạn, nhớ rằng bạn đang nói chuyện với con người.
Hãy là bạn. Hãy mạo hiểm. Hãy trung thực và minh bạch.
Khi bạn liên tục tạo ra nội dung tuyệt vời, độc giả của bạn sẽ tập trung về blog của bạn, lắng nghe và đáp ứng.
Yêu thích viết blog.