Nếu bạn đang điều hành một website, chắc chắn bạn cũng như mình đều mong muốn có một website có tốc độ tải nhanh.
Website có tốc độ tải nhanh đem lại quá nhiều lợi ích. Trong bối cảnh hiện này, một website có tốc độ chấm gần như là không có hi vọng thành công cho dù nội dung có hay đến đâu.
Không có ai đủ kiên trì để đợi website của ban load xong. Google cũng không đủ kiên trì để đánh chỉ mục trang web có tốc độ chậm.
Trong bài viết trước kia, mình có chia sẻ một vài thủ thuật về tăng tốc WordPress.
Khi nói về tăng tốc website WordPress, sử dụng plugin tạo cache luôn là kỹ thuật phổ biến nhất.
W3 Total Cache hay WP Super Cache từ lâu đã trở thành những plugin tạo cache được nhiều người sử dụng. Điều này một phần là do chúng là những plugin miễn phí.
Chắc chắn những plugin đó giúp cải thiện tốc độ trang web của bạn so với trường hợp bạn không sử dụng plugin nào. Nhưng nếu bạn muốn cải thiện tốc độ nhiều hơn nữa, có lẽ bạn cần quan tâm đến một plugin trả phí.
Và trong bài viết hôm nay mình giới thiệu một plugin trả phí có tên gọi là WP Rocket.
Đọc thêm: 19 thủ thuật tăng tốc WordPress
Giới thiệu ngắn gọn về WP-Rocket
WP-Rocket là plugin trả phí và cũng là plugin tạo cache tốt nhất hiện giờ. So với W3 Total Cache, WP Super Cache và một vài plugin khác, nó đóng gói nhiều tính năng hơn. Nhưng khác với W3 Total Chace, bạn không phải đánh vật với những cấu hình phức tạp để tăng tốc website của bạn một cách hiệu quả.
WP-Rocket cực kỳ thân thiện người dùng. Thậm chí bạn chỉ cần cài đặt và kích hoạt là plugin đã tăng tốc website của bạn rồi. Dĩ nhiên bạn có thể tìm hiểu thêm phần cấu hình của plugin để tối ưu thêm. Bài viết này của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ các lựa chọn thiết lập trong WP Rocket.
Một ưu điểm khác của WP-Rocket trong việc tăng tốc WordPress:
Nếu không sử dụng WP-Rocket bạn phải cài đặt thêm nhiều plugin để tăng tốc WordPres. Trong khi đó WP-Rocket đã tích hợp những chức năng đó trong một plugin duy nhất.
Để biết thêm đầy đủ các tính năng của WP-Rocket bạn có thể xem trang tính năng của WP-Rocket.
Test tốc độ sau khi dùng WP Rocket
Trước khi vào phần hướng dẫn cấu hình WP Rocket, mình muốn đưa ra cho bạn vài kết quả test sau khi áp dụng thử plugin này. Các kết quả này có thể khác trên website của bạn. Đơn giản tốc độ website phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Không tự nhiên mà plugin có giá lên tới 199$ để cài đặt cho nhiều website.
Ở đây mình kiểm tra trên một website đã cài đặt demo data một theme từ MyThemeShop. Mình dùng GTMetrix và Pingdoms để kiểm tra tốc. Kết quả trước và sau khi cài đặt plugin WP Rocket được thể hiện như bên dưới. Như bạn thấy plugin đã cải thiện tốc độ, pagesize và nhiều hạng mục khác một cách rõ rêt:
Cách cài đặt và cấu hình WP Rocket
Trước khi cài đặt plugin, chắc chắn bạn đã gỡ bỏ các plugin cache khác. Nói cách khác một website bạn chỉ nên dùng một plugin tạo cache.
Giống như các plugin trả phí khác, bạn cài đặt WP Rocket bằng việc upload file zip sử dụng màn hình upload plugin của WordPress.
Ngay khi plugin được kích hoạt, page caching đã hoạt động ngay rồi.
Để cấu hình plguin, bạn đi tới Settings -> WP Rocket
Basic Options
Đầu tiên bạn click vào tab Basic Options. Ở đây bạn sẽ nhìn thấy các tùy chọn cơ bản như bên dưới
Lazy Load: Đảm bảo hình ảnh, iframe và video chỉ được tải khi chúng nhìn thấy. Hiện tại nhiều theme đã tích hợp sẵn chức năng tải ảnh trễ. Nếu theme của bạn đã có chức năng như vậy, đừng tích vào lựa chọn Images.
Files Optiomisation: Tùy chọn này giúp giảm kích thước các file HTML, Google Fonts, CSS và Javascript bằng việc loại bỏ khoảng trống, bình luận và các ký tự không cần thiết, cũng như kết hợp script và css của bạn lại để tạo thành ít file hơn.
Tuy nhiên chức này có thể phá vỡ giao diện hoặc làm website hoạt động không đúng. Điều này tương đối phổ biến cho các plugin khác có chức năng tương tự. Do vậy bạn cần kiểm tra kỹ website của bạn sau khi chọn tùy chọn này. Nếu website có vấn đề thì bạn bỏ lựa chọn này đi hoặc cố gắng fix theo hướng dẫn của WP Rocket.
Mobile Cache: Nếu website có lượng traffic lớn từ mobile (xem qua Google Analytics) bạn nên chọn lựa chọn này để cải thiện thêm tốc độ trên mobile.
Feeds Cache: Tùy chọn tạo cache cho WordPress RSS Feeds.
Logged in Users Cache: Tùy chọn này cache file cho những người đã đăng nhập. Tùy chọn có ý nghĩa nếu website của bạn có nhiều người đăng nhập chẳng hạn như trang cộng đồng hay trang web nhiều tác giả.
SSL Cache: Tùy chọn này tạo cache cho trang sử dụng SSL. Sang năm 2017, làn sóng các trang web chuyển sang SSL đang ngày càng tăng lên. Nếu website của bạn vẫn chưa chuyển sang SSL, hãy tham khảo bài hướng dẫn cài đặt SSL của mình. Bạn có rất nhiều lựa chọn từ SSL miễn phí như Let’s Encrypt cho tới SSL giá rẻ của Commodo. Nếu website của bạn đã kích hoạt SSL, tùy chọn này sẽ được lựa chọn mặc định.
Emojis: Tùy chọn thay thế Emojis bằng WordPress Simileys. Lựa chọn tùy chọn này giúp giảm số lần HTTP request ra bên ngoài. Đây là tùy chọn bạn nên lựa chọn.
Clear Cache Lifespan: Mặc định cache được lưu giữ trong 24 giờ. Sau 24 giờ cache sẽ được làm mới.
Advanced Options
Phần này là tùy chọn nâng cao. Đúng như tên gọi của nó bạn chỉ nên động vào nếu bạn hiểu rõ việc mình đang làm.
Static Resources: Tùy chọn này giúp bạn lại cài thiện điểm số cho phần Remove query strings form static resource trong kết quả test của GTMetrix.
Prefetch DNS Requests: Mỗi khi người dùng ghé thăm trang web của bạn, nó sẽ tải thêm các kịch bản bên ngoài chẳng hạn như là Google Fonts. Dĩ nhiên tải những kịch bản ấy cũng làm chậm trang web của bạn.
Bạn có thể giảm thời gian này bằng sử kỹ thuật DNS Prefetching. Để sử dụng bạn copy và paste URL mà bạn muốn lấy trước ví dụ //fonts.googleapis.com. Chắc chắn chỉ bổ sung những URL mà mọi trang web của bạn có truy cập tới. URL này bạn lấy từ trong tool kiểm tra tốc độ như GTMetrix hay Pingdom khi bạn dính lỗi này.
Empty the cache of the following pages when updating post: Khi bạn tạo mới nội dung hoặc khi một comment được gửi đi, WP Rocket sẽ tự động cập nhật cache trang Hompage, category hay tag gắn với bài viết đó. Ngoài ra, nếu bạn muốn các trang khác được làm mới, đơn giản nhập vào URL.
Never cache the following page: Tùy chọn này cho phép bạn nhập vào URL bạn không muốn cache. Không giống như các plugin cache khác, WP đã tự động không tạo cache cho các trang giỏ hàng và thanh toán nếu bạn chạy một trang thương mại điện tử.
Don’t cache pages that use the following cookies: Cho phép bạn không cache trang dựa trên tên cookie nhập vào.
Cache pages that use the following query strings: Nhập vào query string ( dạng key=value) để cache tất cả các trang sử dụng tham số cụ thể trong URL.
Don’t show cached pages to the following user-agents: Cho phép bạn loại bỏ bot chẳng hạn như Googlebot khỏi sử dụng trang được cache.
Reducing the number of minified files in one file on: Kết hợp tất cả các fle CSS hay JS thành một file. Ở đây cũng giải thích rõ bạn không nên làm như vậy.
CSS files to exclude from minification: Nhập vào CSS bạn không muốn tối ưu. Bạn cần đến tùy chọn này nếu bạn tìm thầy file CSS gây ra lỗi nếu thực hiện minification.
Javascript files to exclude from minification: Nhập vào JS files bạn không muốn tối ưu. Cài này cũng tương tự như trường hợp CSS ở trên.
JS Files to be moved to the footer: WP-Rocket đặt tất cả các file JS đã được tối ưu ở phần header của site. Chức năng này cho phép bạn nhập vào JS URL gốc (chứ không phải URL sau khi tối ưu xuống footer của trang). Nhìn chung chức năng này rất dễ phá vỡ trang web của bạn. Do vậy nếu bạn có thử cần phải kiểm tra trang bạn kỹ càng.
JS files with deffered loading: Nhập vào các tập tin Javascript bạn muốn tải bất đồng bộ. Giống như trên, bạn nhập vào URL gốc.
Database
Tùy chọn này giúp bạn dọn dẹp lại cơ sở dữ liệu. Bạn nên sao lưu cơ sở dữ liệu trước khi dọn dẹp cơ sở dữ liệu.
Như vậy với chức năng ở đây bạn không còn phải cài đặt thêm plugin tối ưu cơ sở dữ liệu.
Preload
Mặc định plugin sẽ tự tải trước nội dung và tạo cache khi bạn xuất bản bài viết mới. Bạn cũng có thể thủ công tải trước nội dung sử dụng từ admin bar
CDN
Nếu bạn đang sử dụng CDN (content delivery network) để lưu trữ file của bạn, bạn có thể dễ dàng tích hợp với plugin với những tùy như chọn bên dưới:
CloudFlare: Nếu bạn đang sử dụng CloudFlare làm CDN, tích vào lựa chọn này giúp bạn thuận tiện trong việc sử dụng CloudFlare cùng với plugin.
Những tùy chọn tiếp theo dành cho trường hơp bạn sử dụng một vài CDN trả phí khác như MaxCDN hay KeyCDN.
Sử dụng kỹ thuật domain sharding
Phần CDN này bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật domain sharding để xử lý lỗi Parallelize downloads across hostnames & Serve static content from a cookieless domain. Chi tiết bạn xem trong bài thủ thuật tăng tốc WordPress
Varnish
Nếu server của bạn có hỗ trợ Varnish Cache, thì bạn nên bật tính năng xóa cache trong Varnish. Như vậy mỗi khi WP Rocket xóa cache nó cũng tự động xóa cache của Varnish.
Stable Host
Stable Host là một trong những dịch vụ host có sử dụng Varnish Cache. Nếu bạn đang sử dụng hosting ở đây thì lưu ý phần cấu hình này.
Tools
Ở đây bạn có thể sử dụng một vài công cụ tiện ích khác như chủ động xóa cache cho toàn bộ trang web, xuất và nhập cấu hình WP Rocket để sử dụng giữa các website đỡ phải cấu hình lại.
Lời kết
WP Rocket là plugin tạo cache tốt nhất hiện giờ. Là plugin trả phí nên nó có nhiều ưu điểm hơn hắn so với các plugin tạo cache miễn phí khác.
Nó tích hợp rất nhiều chức năng giúp tăng tốc website của bạn. Với plugin này bạn không còn phải cài đống plugin khác để cải thiện tốc độ website của bạn.
Nếu website của bạn sau khi đã sử dụng nhiều plugin tạo cache khác mà vẫn chậm, bạn nên thử dùng plugin này.
Bạn đã từng WP Rocket hay chưa? Hãy chia sẻ ý kiến về plugin này ở phần comment bên dưới?
Yêu thích viết blog.