Những ngày này VPS không còn là dịch vụ xa xỉ nữa.
Có rất nhiều dịch VPS giá rẻ với giá 5$/tháng cho bạn lựa chọn.
Trong bài viết ngày hôm nay mình chia sẻ cách mình chuyển website từ shared host sang VPS cài VPSSIM.
Mình thấy cách làm này khá nhanh chóng và phù hợp với những người mới làm quen VPS như mình. Vì cách này ít phải thao tác dòng lệnh.
Nếu bạn có cách nào nhanh hơn và mà cũng ít thao tác với dòng lệnh có thể chia sẻ thêm bên dưới.
Bài hướng dẫn này mình không đi quá sâu chi tiết vì mình nghĩ bạn đã quen với hosting. Mình chỉ liệt kê những bước bạn cần làm.
Nếu phần nào không rõ ràng bạn có thể comment thêm bên dưới.
Bây giờ chúng ta cùng bắt tay vào chuyển host sang VPS.
Bước 1: Chuẩn bị VPS
Đầu tiên bạn cần tạo VPS và cài đặt VPSSIM. Ví dụ bạn có thể tham khảo cách tạo VPS Vultr hay tạo VPS Linode nhận 20$ credit miễn phí.
Ngay sau khi tạo xong VPS bạn nhớ cập nhật VPS, tăng tính bảo mật cho kết nối SSH và thiết lập timezone cho chuẩn. Cách làm mình đã viết trong bài 7 việc cần làm sau khi thuê VPS.
Tiếp theo, bạn thực hiện theo hướng dẫn cài đặt VPSSIM.
Bước 2: Backup source code và database trên shared host cũ
Bạn truy cập vào cPanel của shared host. Mở File Manager. Đóng gọi lại source code website thành file zip.
Tiếp theo mở phpMyAdmin, export cơ sở dữ liệu ra file sql.
Bước 3: Import cơ sở dữ liệu và giải nén source code trên VPS
Trong bước này bạn có 2 việc cần làm. Move source code và cơ sở dữ liệu sang VPS mới.
Mình sẽ xử lý từng việc một. Chuyển source xong thì xử lý chuyển database. Sau này nếu bạn đã quen tay thì bạn có thể làm song song hoặc tác vụ nào trước thì tùy thích.
Đầu tiên bạn mở vpssim lên bằng việc gõ lệnh vpssim.
Chọn chức năng thứ nhất Add Website & Code

Tiếp theo bạn chọn chức năng thứ nhất 1) Add Website
Bạn add tên miền của bạn (nếu tên miền bạn sử dụng www thì nhớ gõ ra). VPSSIM sẽ hỏi bạn có muốn tạo database hay không. Bạn chọn không tạo vì chúng ta sẽ tạo database ở bước bên dưới.

Sau khi VPSSIM tạo website nó sẽ tạo một thư mục trống ở đường dẫn /home/your-domain-name/. Bây giờ bạn có thể kéo file zip chứa source code vào thư mục public_html. Ở đây mình dùng MobaXTerm nên có tính năng này.

Sau khi công đoạn upload file zip lên VPS xong bạn thoát VPSSIM, truy cập vào thư mục chứa file zip, rồi tiến hành giải nén.
Ví dụ đây hai câu lệnh mình dùng để truy cập thư mục upload file zip chứa source và câu lệnh giải nén. Nếu bạn gặp lỗi unzip command not found, thì tiện ích unzip chưa được cài đặt mặc định trên VPS, bạn cài đặt bằng câu lệnh quen thuộc yum install unzip.
cd /home/khongoaingu.com/public_html/
unzip khamphaso.zip
Đến đây bạn đã hoàn thành xong phần chuyển source code. Chỉ còn bước nhỏ đã cấp quyền truy cập file source bạn vừa move sang. Nếu bạn quên bước này khi cài đặt plugin nó sẽ yêu cầu bạn cung cấp username và mật khẩu tài khoản FTP.
Mở vpssim ra. Chọn chức năng có tên WordPress Blog Tools.
Sau đó chọn chức năng Fix Permission Error. Tiếp theo bạn chỉ cần chọn website bạn muốn fix lỗi này.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nhiệm vụ import cơ sở dữ liệu sang VPS.
Ở giao diện chính của VPSSIM bạn chọn chức năng Database Manage. Chọn chức năng Create Database.
Tiếp theo bạn chỉ nhập vào tên database, user và mật khẩu cho khớp với thông tin trong file wp-config.php của website bạn đang move sang VPS.

Để import dữ liệu từ host cũ lên cơ sở dữ liệu bạn vừa mới tạo có hai cách.
Cách đầu tiên bạn dùng phpMyAdmin. Cụ thể như sau:
Công cụ phpMyAdmin nằm trong công cụ quản lý của VPSSIM nằm ở địa chỉ http://yourIPadress:port/svm. port ở đây chính là cổng bạn nhập khi cài đặt vpssim

Sử dụng tài khoản user bạn tạo bước trên để đăng nhập vào phpmyadmin. Cuối cùng tải file sql lên và chạy là xong.

Cách thứ hai bạn dùng công cụ restore database có sẵn trong menu chức năng của VPSSIM. Như vậy bạn không cần rời màn hình vpssim. Nhưng nhược điểm là bản vpssim free không hỗ trợ. Bạn buộc phải nâng cấp vpssim lên business để chạy được chức năng này.
Đi tới 4 (quản lý database) -> 8 (phục hòi database) rồi làm theo hướng dẫn

Bước 4: Trỏ domain và thực hiện cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt.
Cho tới bước này website bạn vẫn đang có domain trỏ về shared host. Bạn cần trỏ domain về VPS.
Cá nhân mình dùng Cloudflare DNS nên mình chỉ cập nhật lại bản ghi A bằng cách đổi IP của shared host sang IP của VPS.
Nếu bạn đang dùng Cloudflare CDN bạn phải tắt đám mây màu vàng nếu muốn cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt.
Về cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt, bạn chỉ cần chọn chức năng Setup FreeSSL (Let's Encrypt) và làm theo hướng dẫn. Nhớ chọn chức năng Auto Renew Certificate để chứng chỉ được tự động gia hạn sau 90 ngày.
Thế là xong. Bạn đã biết cách chuyển website từ shared host sang VPS cài VPSSIM.
Thực tế chuyển từ shared host sang VPS không khó như mọi người nghĩ.
Nếu bạn làm tốt không lỗi gì thì người dùng của bạn sẽ không nhận ra bạn vừa chuyển host cho website.
Mong được hỗ trợ.
Em làm y như Bác. Nhưng khi tải lại web gặp thông báo như này
“Trang này hiện không hoạt động
hoalua.us hiện không thể xử lý yêu cầu này.
HTTP ERROR 500”
bạn thử đặt debug như bài viết này xem sao: https://thuthuatwp.com/xu-ly-loi-500-internal-server-error-wordpress/
Xin được hỗ trợ!
Mình làm theo hướng dẫn của bạn, đến đoạn restore DB theo link http://yourIPadress:port/svm. Mình đăng nhập user và pass của DB vừa tạo mà ko dc. Thử db root/mật khẩu root cũng ko dc luôn.
Cảm ơn admin
mật khẩu truy cập vào trang youripadress:port khác với mật khẩu db nhỉ. Cái mật khẩu này do vpssim tạo ra với user là mail đăng nhập bỏ từ @ trở đi (ví dụ dùng mail contact@thuthuatwp thì nó lấy user là contact) và mật khẩu nó tự tạo ra. Thông tin này có khi cài xong vpssim. thông tin này sẽ có trong file VPSSIM-manage-info.txt
Mình tìm thấy rồi , cảm ơn bạn. Nhưng lại gặp vấn đề khác sau khi đăng nhập thành công là ‘địa chỉ Ip đã từ chối kết nối.’ Mình giải quyết chỗ này sao bạn nhỉ?
Mọi thứ đã xong nhưng mình chỉ nhận được mỗi câu này khi truy cập vào site : Them minztore.com vao server bang VPSSIM thanh cong !
MÌnh không biết lỗi chỗ nào, bạn có thể giúp mình với?
trường hợp này mình chưa bị bao giờ, bạn thử kiểm tra lại xem source đã để đúng thư mục /home/minztore.com/public-html không lồng thư mục
Chào anh, cho em hỏi chuyển xong bị lỗi error 521 anh gặp qua chưa.
Mình chưa gặp phải lỗi này liên quan đến cloudflare thử đọc bài này của cloudflare xem sao: https://support.cloudflare.com/hc/en-us/articles/200171916-Error-521-Web-server-is-down
Ad cho mình hỏi, còn về vấn đề email cho domain thì sao Ad, mình có nhiều web và mỗi web đều cần email domain và senmail để thông báo khi có thông tin?
mình từ lâu đã chọn yandex là dịch vụ email theo domain nên độc lập với host. Bạn có thể cân nhắc giải pháp này. Nhưng với trường hợp bạn nếu chuyển mail server thì mail cũ di chuyển như thế nào? cái này mình chưa gặp phải thì không rõ. Còn nếu bạn không lăn tăn với mail cũ thì có chuyển ngay sang yandex.
Chứng chỉ SSL mình đã mua ở nhà cung cấp host cũ trên Cpanel, thì làm sao để add chứng chỉ vào vps mới
vpssim có chức năng cài chứng chỉ ssl trả phí đấy bạn thử mò xem sao mình chỉ dùng hàng miễn phí let’s encrypt chưa động tới nhưng về cơ bản cũng chỉ là move key lên host sau đó cấu hình nginx thôi.
‘Hi Anh Thịnh,
Khi làm bước này e chỉ thấy nó yêu cầu tạo mới user + pass thôi anh: “Tiếp theo bạn chỉ nhập vào tên database, user và mật khẩu cho khớp với thông tin trong file wp-config.php của website bạn đang move sang VPS”
Làm sao để nó cập nhật dữ liệu database mình đã upload lên vậy anh.
mình cập nhật lại bài viết rồi bạn xem lại nhé
Chào anh Thịnh,
Anh có thể nói rõ hơn bước này không:
“Mở công cụ phpMyAdmin mà vpssim đã cài đặt trên VPS trong bước cài đặt VPSSIM. Thực hiện import file sql chứa cơ sở dữ liệu.”
Em ko cách nào vào được phpMyAdmin để import file sql cả.
Thử một cách khác: Chọn mục 4> Database Manage trong menu VPSSIm sau đó chọn 6 restore database nó sẽ hỏi tên database mình định khôi phục. Nói chung cứ làm theo hướng dẫn của tool.
Bạn cho mình hỏi lúc mình chuyển xong, khi update các plugin hoặc cài mới thì bị lỗi : Installation failed: Could not create directory. Lỗi này khắc phục như thế nào bạn nhỉ? Xin cảm ơn.
Mình nghĩ lỗi này do website không có quyền tạo thư mục với vpssim bạn có thể sử dụng chức fix permission còn nếu không dùng thì bạn google tìm câu lệnh cấp quyền của nginx gì đấy mình không biết nhiều về cái này.
Nhớ chọn chức năng Auto Renew Certificate để chứng chỉ được tự động gia hạn sau 90 ngày.
Phần này mình tìm ko thấy nhỉ?
vpssim module số 22 có chức nắng cài ssl vào trong đấy mò chút ra thôi mà.
Ví dụ sau này muốn đổi tên miền thì làm sao vậy bạn
đổi tên miền thì mình có bài https://thuthuatwp.com/huong-dan-chuyen-website-sang-ten-mien-moi/ nếu dùng duplicator bị lỗi thì mình move thủ công cũng được
Xưa nay xài VPS cài mỗi LAMP
Rất hay và bổ ích! Cám ơn bạn!