Cách viết email marketing hiệu quả (tăng tỷ lệ mở và click)?

Độc giả đến với blog của bạn từ mạng xã hội hoặc bộ máy tìm kiếm. 

Nhưng làm cách nào để khiến cho độc giả quay trở lại blog của bạn?

Cách đơn giản: gửi email cho họ mỗi khi bạn xuất bản một bài viết mới.

Khi bạn làm cho họ ghé thăm blog của bạn đều đặn, họ sẽ biết và tin tưởng bạn. Và khi đó họ có thể mua một thứ gì đó từ blog của bạn.

Trong bài viết ngày hôm nay bạn sẽ học: ​

  • Cách tăng tỷ lệ mở email
  • Viết email lôi cuốn
  • Làm cho email thêm phần hấp dẫn và cá nhân
  • Ví dụ một email marketing viết tốt

Cách tăng tỷ lệ mở email

Bạn đã có trong tay một danh sách email. Bạn có quyền gửi email tới hòm thư của họ.

Nhưng không có gì đảm bảo rằng:

Email của bạn sẽ được mở và đọc phải không?

Chúng ta ai cũng bận rộn. Hòm mail của chúng ta thường tràn ngập email mới mỗi ngày. Có lẽ đa phần là những email dài và tẻ nhạt.

Vậy làm thế nào để email của bạn nổi bật giữa đống email này?

Cũng giống như tiêu đề bài viết, tiêu đề mail cực kỳ quan trọng. Mọi quy tắc viết tiêu đề bài viết hấp dẫn cũng áp dụng đối với tiêu đề email.

Ví dụ bạn sử dụng những từ mạnh mẽ giàu cảm xúc trong tiêu đề email. Bên cạnh đó bạn cần đưa ra một lý do cụ thể vì sao độc giả nên mở email của bạn.

Họ sẽ học được gì từ email này? Liệu email có giúp họ thực hiện một việc gì đó tốt hơn không?

Có một sự thực là: ​

Email cung cấp cho bạn một công cụ để gây sự chú ý và khiến cho email bạn được mở.

Công cụ đó chính là tên bạn ở phần địa chỉ người gửi.

Vì sao lại vậy?

Khi bạn gửi những nội dung hữu ích hàng tuần qua email, độc giả sẽ có xu hướng háo hức chờ đợi email của bạn.

Khi bạn cung cấp cho họ những kiến thức hay mẹo hay thú vị, họ sẽ mong ngóng những bài viết mới trên blog của bạn.

Điều ngược lại cũng đúng. Khi người đọc cảm thấy lãng phí thời gian với những email vô bổ từ bạn, họ sẽ ít khả năng mở email của bạn lần tiếp theo.

Mấu chốt để tăng tỷ lệ mở email:

Bạn phải cung cấp cho độc giả những nội dung hữu ích. Ngay khi bạn làm được điều đó, họ cũng sẽ sẵn sàng mở email lần tiếp theo thậm chí khi đó bạn viết một tiêu đề khá dở.

Cách viết email marketing lôi cuốn?

Dĩ nhiên tiêu đề email của bạn phải kích thích sự tò mò.

Nhưng làm cách nào để bạn có thể kích thích sự tò mò và tăng tỷ lệ click trong email?

Hãy nhớ rằng:

Khi viết email bạn hãy nghĩ về độc giả của bạn, hành động gì bạn muốn anh ấy thực hiện.

Phần lớn chúng ta muốn họ click vào link dẫn tới bài viết mới.

Vậy làm cách nào khiến cho anh ấy click vào link trong email mà bạn gửi? 

Mỗi câu và từ trong email bạn nên nhắm vào mục tiêu làm cho anh ấy click vào link.

Bạn càng viết nhiều, bạn càng có nguy cơ cao đánh mất đi sự chú ý của độc giả.

Và khi bạn đang làm cho người đọc lãng phí thời gian với cài email dài loằng ngoằng của bạn, anh ấy sẽ cảm thấy rằng bài viết trên blog của bạn cũng sẽ làm cho mình mất thời gian.

Vậy tốt nhất là không click vào link làm gì cho mất thời gian.

Chỉ những thông tin hữu ích mới tăng tỷ lệ click trong email.

Một vài tùy chọn để kích thích sự tò mò: ​

  • Đề cập tới một vấn đề mà bạn biết độc giả sẽ gặp khó khăn và hứa hẹn sẽ cung cấp một giải pháp hiệu quả
  • Đưa ra một khái niệm khiến anh ấy phải tò mò (vì chưa nghe đến trước kia)
  • Gợi ý bạn đang đề cập những sai xót phổ biến mà bạn sẽ giúp anh ấy tránh phải
  • Nhấn mạnh anh ấy sẽ bỏ lỡ một thứ gì quan trọng nếu anh ta không click vào link trong email để tới bài viết trên blog của bạn
  • Gợi ý rằng bạn sẽ hé lộ một bí mật. Độc giả sẽ phải click vào link trong email để biết bí mật là gì. 

Nếu bạn có một thứ gì mới mẻ muốn chia sẻ với độc giả, bạn có thể sử dụng từ mới trong tiêu đề email. Mọi người đều yêu thích cái mới. 

Cuối cùng đừng quên phần P.S. Khi email bạn ngắn, độc giả thường hay nhìn vào phần này. Do vậy nếu bạn để thêm link ở đây, nó khả năng tỷ lệ click sẽ tăng lên.  

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn đăng ký dùng thử GetReponse 30 ngày miễn phí không cần cung cấp thông tin thanh toán. 

Cách làm cho email marketing lôi cuốn và cá nhân hơn?

Một câu hỏi nhanh: 

Bạn thích đọc email từ người bạn thân nhất? Hay email từ một công ty lớn?

Nó quá dễ để lựa chọn đúng không?

Để cho những người đăng ký email của bạn đọc email bạn gửi đi, bạn phải xem họ như bạn bè của mình. 

Bắt đầu với cách thiết kế email của bạn. 

Một email từ một thương hiệu lớn sẽ như thế nào nhỉ? 

Chắc bạn cũng hình dung ra: 

Một cái logo lớn chuyên nghiệp nằm ngay trên đầu email. Tiếp đó là một cái tiêu đề lớn, một bức ảnh đẹp, và một nút call-to-action (CTA) kiểu như Click ở đây để nhận giảm giá. 

Mình cá rằng: 

Ngay khi bạn nhìn thấy một email với cái logo chuyên nghiệp lấp lánh, bạn tự nghĩ: Họ đang cố gắng bán cái gì cho bạn hôm nay?

Do vậy email của bạn cần mang tính cá nhân hơn. Không màu sắc lòe loẹt. Không logo. Thiết kế kiểu này khiến cho email trở nên cá nhân hơn không còn nặng nề kinh doanh buôn bán. 

Nếu bạn muốn đặt logo, hãy để nó ở phía cuối email. 

Và khi viết email bạn đừng xem người đọc như tập hợp những người đăng ký danh sách mail. Làm như vậy bạn sẽ đề cập đến họ như một đám đông vô hồn. 

Giống như viết một bài post, hãy hình dung bạn đang viết email chỉ cho một người. Cách tiếp cận này ngay lập tức làm cho email trở nên lôi cuốn và cá nhân hơn. 

Do vậy hãy sử dụng từ bạn trong email thường xuyên. 

Một mẹo để làm cho email cá nhân hơn: 

Hãy chia sẻ trong email những gì bạn đã trải qua trong tuần vừa rồi. Những thứ mà không liên quan đến việc kinh doanh của bạn hiện tại. Kiểu như chém gió về cuộc sống của bạn. 

Những dòng ngắn ngủi chia sẻ về đời sống của bạn như vậy sẽ gắn kết bạn và độc giả. 

Khi bạn và độc giả ngày càng gắn kết, họ sẽ tin tưởng mua sản phẩm từ bạn ngày càng cao hơn. 

Tóm lại: 

Hãy email cho độc giả như cách bạn gửi email cho một người bạn của bạn. Khi đó bạn sẽ viết một email lôi cuốn và cá nhân hơn

Ví dụ một email marketing viết tốt

Giả sử bạn vừa viết bài viết về cách viết một bài post hay siêu nhanh. Đây là email marketing bạn có thể gửi tới subscriber của bạn: ​

Tiêu đề email: Cách viết một bài post hay siêu nhanh

Muốn học cách viết viết một bài post hay? Và viết nó siêu nhanh?

Hôm nay mình sẽ giải thích kỹ thuật làm bánh mỳ trong việc viết blog nhanh

Nghe có vẻ dị đúng không?

Xem chi tiết

Thân ái,

Tên

PS Mình hi vọng bạn vẫn khỏe?

PPS Mình có một tai nạn xe đap vào hôm thứ Bảy. Yên xe của mình bị hỏng. Mình đã phải đạp hàng tiếng đồng hồ trong tình trạng như vậy. May mắn mình không bị thương. Thôi mình không làm phiền bạn nữa. Bài viết hôm nay KHÔNG phải về chuyện đạp xe... 

​Vì sao email này được xem là viết tốt: 

Tiêu đề nó đơn là cách làm một việc nào đó cụ thể. Ở đây bài viết sẽ dạy bạn cách không chỉ viết một bài viết hay mà nó còn chỉ cho bạn cách điều này siêu nhanh.

Một email ngắn và có 3 link tới bài viết trên blog. Giọng điệu email rất gần gũi tự nhiên. 

Đặc biệt khơi dậy trong lòng người đọc sự tò mò không hiểu kỹ thuật làm bánh mỳ thì có liên quan gì đến việc viết blog nhanh.

Phần PS có chia sẻ một câu truyện cá nhân, nhưng lại không quên chèn một link tới bài viết.​

Lời kết

Như vậy để viết email marketing hiệu quả bạn cần thực hiện việc như sau​

  • Tiêu đề email phải hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Bạn có thể tham khảo 200 mẫu tiêu đề thôi miên của Richard Loc. Ngay khi người đọc đã biết bạn là một gã chuyên cung cấp những thứ hay ho bổ ích thì họ sẽ xu hướng click vào email của bạn. Do vậy hãy cung cấp cho độc giả những thứ có giá trị ngay từ đầu để tạo dựng niềm tin với độc giả mục tiêu của bạn. 
  • Mặc dù email marketing bạn đang gửi cho hàng ngàn người, nhưng bạn phải hình dung đang viết cho một người. Phong cách viết mang tính giao tiếp gần gũi như gửi email cho một người bạn. Tích cực sử dụng từ bạn để cho độc giả có cảm giác như mình đang viết cho riêng mình họ.  
  • Email cần ngắn gọn, thiết kế đơn giản. Không ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc những email quá dài. Cũng giống như viết blog bạn cần viết câu ngắn đơn giản. Mỗi đoạn chỉ bao gồm từ 1-3 câu. 
  • Nội dung email cần khơi dậy sự tò mò trong độc giả bằng việc sử dụng các kỹ thuật đã đề cập trong bài. 
  • Thêm một vài dòng chia sẻ quan điểm cuộc sống cá nhân để tăng kết nối với độc giả

Biên dịch và tổng hợp từ EnchantingMarketing.​