Bạn đã chọn plugin W3 Total Cache để tăng tốc WordPress.
Xin chúc mừng bạn vì đó là quyết định sáng suốt.
Mặc dù ngay khi bạn cài đặt, W3 Total Cache đi kèm với một cấu hình mặc định. Cấu hình này cũng giúp tăng tốc website WordPress một phần.
Nhưng chắc chắn bạn vẫn cần phải tối ưu thêm.
Và trong bài viết này mình sẽ “song kiếm hợp bích” giữa W3 Total Cache và CloudFlare (gói miễn phí) như là một trong những thủ thuật tăng tốc WordPress toàn diện.
Nếu bạn vẫn chưa cài đặt CloudFlare cho website của bạn, bạn có thể tham khảo ở đây. Bạn nên cài đặt Cloudflare đầu tiên. Sau đó bạn mới chuyển sang đọc tiếp bài này.
Vậy cách nào đánh giá hiệu quả của các thiết lập này?
Bài viết này mình sử dụng GTMetrix như là công cụ giúp mình kiểm tra, đánh giá tốc độ đạt được sau khi cấu hình. Đôi khi các thiết lập này một ngày mới có hiệu quả.
Dĩ nhiên, với những cấu hình trong bài này, mình đã kiểm tra ok trên chính ToolofBlogger. Nhưng mình vẫn khuyên bạn nên sao lưu website trước khi bắt tay vào thực hành. Công cụ sao lưu WordPress mình đề nghị là UpdraftPlus.
Thông tin thêm: ToolofBlogger đang sử dụng shared host của A2Hosting (gói Swift nên server không hỗ trợ cache như gói Turbo ) với server đặt ở Mỹ và theme của Theme Junkie.
Đây là kết quả GTMetrix sau khi áp dụng các thủ thuật thiết lập trong bài này:
Bên cạnh GTMetrix, một công cụ kiểm tra tốc độ phổ biến nữa là Pingdom. Đây là những kỷ lục tốc độ mà mình nhận được.
Ok. Đầu tiên bạn cần cài đặt plugin W3 Total Cache như bình thường. Sau khi cài đặt xong xuôi, chúng ta bắt tay vào cấu hình W3 Total Cache.
Extensions trong W3 Total Cache
Sở dĩ mình đề cập phần này đầu tiên, vì trong này có nhiều thứ hay ho rất tốt cho website. Nhưng mặc định chúng chưa được kích hoạt:.
Bây giờ, bạn vào Performance -> Extensions. Bạn kích hoạt Cloudflare và WordPress SEO để chúng nó nói chuyện được với W3 Total Cache.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cấu hình W3 Total Cache để kết nối với Cloudflare.
Kết nối W3 Total Cache và Cloudflare
Để kết nối với Cloudflare, bạn cần 2 thông tin: email bạn đăng ký sử dụng dịch vụ của Cloud và API Key. Bạn lấy API Key ở đây.
Bước tiếp theo, bạn vào Performance -> General. Kéo xuống phần Network Performance & Security powered by CloudFlare (Phần này chỉ hiển thị khi bạn đã kích hoạt Cloudflare ở bước trên).
Ngoài email và api key, bạn cần phải nhập vào domain. Chú ý là phần Rocket Loader, bạn chọn Off nếu website bạn đang chạy AdSense. Toolofblogger không sử dụng quảng cáo AdSense để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Do vậy, mình để là Automatic
Cuối cùng, bạn truy cập Cloudflare, chọn website mà bạn đang cấu hình, đi tới Page Rules. Bạn tạo một page rule như bên dưới. Cloudflare có hướng dẫn chi tiết về PageRule. Nếu thích, bạn có thể đọc thêm.
Ở phần Speed, bạn đảm bảo 3 tùy chọn Javascript, CSS, HTML đã được đánh dấu.
Phần Caching, bạn chọn “No Query String” để tránh lỗi “Remove query strings from static resources” khi test tốc độ site trên GTmetrix hay Pingdom.
Bây giờ chúng ta chuyển sang phần cấu hình W3 Total Cache.Trong phần này, mình sẽ chỉ đề những chỗ bạn cần thay đổi so với cấu hình gốc, còn lại bạn để nguyên như vậy
Thiết lập W3 Total Cache chuẩn
General Settings
Phần Minify, bạn bỏ lựa chọn ở Enable vì chức năng được chuyển giao cho Cloudflare.
Kéo xuống dưới, phần Miscellaneous, bạn chọn tùy chọn như mũi tên bên dưới chỉ:
Page Cache
Chọn “Cache SSL(https) requests" nếu website của bạn sử dụng SSL
Browser Caching
Bạn bỏ tùy chọn như bên dưới nhằm loại bỏ lỗi “Remove query strings from static resources”.
Lưu ý thiết lập cho Shared Hostings
Đối với Shared Hosting bạn cần kiểm tra cho phương thức cache Disk của dabatase cache và object cache. Nếu thấy tốc độ tăng lên thì dùng, nếu không cải thiện tốc độ thì không lựa chọn.
Lưu ý thiết lập cho VPS Hosting
Tác giả plugin cho gợi ý môt số thiết lập sau:
- Chọn APC cho database cache
- Chọn Disk enhanced cho page cache
- Chọn Disk cho Minify
- Memcached cho object cache
Phần này bạn cần xem nhà cung cấp dịch vụ hosting hỗ trợ phương thức cache nào thì lựa chọn.
Lời kết
W3 Total Cache luôn là plugin tăng tốc WordPress phổ biến hiện giờ. Nhưng để đạt được tốc độ tối ưu, bạn không thể chỉ dựa vào cấu hình mặc định.
Mình đã đưa ra cho bạn những gợi ý về cách thiết lập W3 Total Cache tối ưu. Đặc biệt, W3 Total Cache làm việc rất tốt với Cloudflare.
Sự gắn kết giữa hai công cụ này chắc chắn sẽ đem lại cho bạn ngạc nhiên về tốc độ nhận được.
Chính giải pháp này đã đem đến hiệu quả rất tốt cho website của mình.
Bạn đã từng sử dụng sự kết hợp này chưa? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn bên dưới nhé.
Yêu thích viết blog.