WordPress là sự lựa phổ biến khi nói về nền tảng quản lý nội dung trực tuyến.
Theo thống kê có khoảng 27.7% website đang sử dụng WordPress.
Do vậy nếu bạn đang định mở một blog cá nhân, khả năng cao là bạn sẽ chọn WordPress. Thực lòng mà nói nó vẫn sự lựa chọn tốt nhất hiện nay.
Có một vấn đề:
Mọi người thường thắc mắc về họ cần phải làm gì sau khi mua hosting, cài đặt WordPress.
Rõ ràng cài đặt WordPRess không có nghĩa công việc của bạn đã xong.
Có một số việc bạn cần phải làm ngay lập tức sau khi cài đặt WordPress.
Vậy chúng là gì.
Hãy tiếp tục đọc bên dưới.
1. Bổ sung contact form
Nói chung mọi website đều cần một cái form liên hệ hay tiếng anh gọi là contact form.
Form này để cho độc giả hay khách hàng tiềm năng liên hệ với bạn khi cần. Mặc định WordPress không có contact form sẵn.
Thay vào đó bạn có thể cài thêm plugin như Contact Form 7, Ninja Form hay WPForms.
2. Thay đổi site title, timezone hay tagline
Site title và tagline thì bạn đã có cơ hội cập nhật theo nội dung của bạn ở phần cài đặt WordPress.
Nếu bạn chưa làm hoặc muốn thay đổi thì bạn vào Settings -> General để thay đổi.
Ở đây bạn cũng thay đổi lại Timezone cho phù hợp với vị trí Việt Nam. Và cả phần ngôn ngữ cũng chuyển sang Tiếng Việt.
3. Thiết lập WordPress SEO
SEO là quan trọng nếu bạn muốn website có thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm.
Nhìn chung WordPress với nhiều theme tối ưu SEO cũng giúp cho website của bạn dễ SEO rồi.
Tất nhiên bạn có thể cải thiện thêm bằng cách cài đặt plugin SEO như Yoast SEO.
4. Cài đặt Google Analytics
Cái này thì tùy chọn. Nếu bạn muốn biết thêm những thống kê về website kiểu như lượng truy cập, trang nào đang được tìm kiếm nhiều nhất... thì bạn có thể cài thêm Google Analytics.
5. Cài đặt Cache
Bạn muốn website của mình có tốc độ tải tốt nhất.
Cái này thì đương nhiên rồi. Ai mà chả muốn như vậy.
Có nhiều cách để tăng tốc website WordPress. Nhưng việc đơn giản nhất vẫn là cài đặt một plugin cache.
Có nhiều lựa chọn cho bạn từ miễn phí như WP Super Cache cho tới hàng trả phí như WP-Rocket.
6. Cài đặt sao lưu
Nói chung hầu như tất cả các dịch vụ shared host hiện nay đều có tính năng backup tự động. Khác nhau chỉ là thời gian backup hàng ngày hay hàng tuần.
Tuy nhiên bạn vẫn nên có phương phán backup riêng mình để đề phòng bất trắc xảy ra. Lựa chọn miễn phí phổ biến nhất phải kể tới Updraft Plus. Nếu bạn dùng VPS thì nên cài đặt Rclone.
7. Thiết lập bảo mật cho website
Chắc chắn bạn muốn website của mình bảo mật tốt nhất. Bạn chỉ cần thực hiện một vài bước như mình hướng dẫn trong bài này thôi.
8. Thiết lập chống lại Spam
Spam comment là vấn đề nghiêm trọng khi chọn nền tảng WordPress. Do vậy đây là việc bạn không thể bỏ qua.
Bạn chỉ cần Settings > Discussions. Thiết lập sao cho mọi bình luận phải được approve của bạn mới được đăng.
Ngoài ra bạn cũng kích hoạt plugin Aksimet. Đây là plugin chống spam tốt nhất do chính WordPress phát triển.
9. Xóa theme không sử dụng
Hầu hết chúng ta thường có thói quen thử cài đặt nhiều theme WordPress để tìm ra một theme phù hợp.
Hệ quả là:
Sau khi chúng ta chốt được một theme ưng ý thì trong phần Appearance > Themes có vô số theme rác bạn không còn muốn sử dụng nữa.
Bạn nên xóa những theme mà bạn chắc chắn không còn sử dụng. Cách làm thì cứ theo hướng dẫn này.
Yêu thích viết blog.